Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

dâu tây
6 phút, 45 giây để đọc.

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây ngắn ngày được chia thành nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như cây xanh hoặc cây rau. Trồng trong thời gian ngắn là giải pháp tốt nhất, có thể thu hồi vốn nhanh hơn và giảm thiểu rủi ro. Đầu tư vào cây trồng ngắn ngày hiện nay được nhiều người quan tâm bởi hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây là những loại cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao bạn có thể tham khảo:

Đu đủ

Đu đủ là một loại cây ăn quả khá quen thuộc với mọi người trên mọi vùng đất nước. Bổ dưỡng, dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao và cũng là một trong những loại cây được trồng xen trong vườn cây ăn trái với chiến lược lấy ngắn nuôi dài

Có thể nói đu đủ là loại cây nông nghiệp ngắn ngày cho năng suất kinh tế cao. Theo nhiều chủ trang trại, đu đủ có thể mang về 200 triệu/ha/năm. Đu đủ ra hoa kết trái quanh năm, tuy nhiên nên trồng vào đầu mùa mưa để tránh sâu bệnh.

Đu đủ là cây trồng ngắn ngày

Ngô ngọt

Giống ngô ngọt có thể chế biến nhiều món ăn mà không gây ngán như súp, sữa bắp, gà tiềm…. Nhu cầu về loại cây này đang tăng cao.

Hiện nay ở nhiều tỉnh đang triển khai trồng và không ít hộ dân đã “phất” lên từ loại cây trồng ngắn ngày này.

Ngô ngọt là loại cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao được nhiều địa phương áp dụng. Thời gian sinh trưởng của ngô ngọt kéo dài từ 70 – 85 ngày, tùy điều kiện thời tiết.

Ưu điểm của loại cây ngắn ngày này là có thể trồng quanh năm, thời gian thu hoạch ngắn. Kháng bệnh tốt và cho năng suất cao, thông thường một sào Bắc Bộ ngô ngọt cho năng suất từ 650-800kg.

Ngô ngọt có khả năng thích nghi rộng, đất càng màu mỡ càng cho năng suất cao. Đất trồng ngô ngọt yêu cầu cày sâu 18-20cm, làm sạch cỏ, bừa phẳng, lên luống.

Cây đậu phộng (Lạc)

Ngày nay người ta có thể chế biến được rất nhiều sản phẩm từ đậu phộng: bơ, sữa, kẹo… cũng như là gia vị không thể thiếu trong bếp gia đình. Chính vì vậy đậu phộng cũng là một trong những loại cây nông nghiệp ngắn ngày giá trị cao.

Trong khi nhiều hoa màu khác luôn rớt giá thì lạc luôn giữ ở mức giá ổn định. Đồng thời là một cây dễ trồng, không tốn nhiều công đoạn chăm sóc.

Cây đậu phộng

Năng suất cây đậu phộng tùy thuộc vào điều kiện đất trồng và yếu tố chăm sóc. Nhiều nông dân trồng đạt năng suất từ 0,8 – 1,2 tấn/công. Mức giá trong những năm qua luôn đạt từ 12.000–15.000 đồng/kg.

Cây đậu phộng có thời gian sinh trưởng khoảng 120-150 ngày sau khi gieo hạt. Nếu được thu hoạch quá sớm, quả sẽ chưa chín. Nếu được thu hoạch muộn, cuốn quả sẽ đứt khỏi cây và sẽ ở lại trong đất.

>> Xem thêm những phương pháp trồng trọt khác

Cây đậu cô ve

Đậu cô ve được coi là mô hình kinh tế mang lại giá trị cao nhờ những ưu điểm sau :

Thời gian trồng ngắn, chỉ 50 – 60 ngày. Chi phí vốn và chi phí chăm sóc tiết kiệm. Khả năng chịu lạnh, hạn hán, sâu bọ tốt; thời gian thu hoạch dài, năng suất lớn.

Đậu cô ve không chỉ là thực phẩm được yêu thích, mà còn có nhiều ý nghĩa trong dược học. Do đó nhu cầu tiêu thụ loại cây trồng ngắn hạn này rất lớn.

Đậu cô ve leo có thể trồng 2 vụ trong năm:

– Vụ Xuân: gieo hạt từ tháng giêng đến tháng 3.

– Vụ Thu: gieo hạt vào tháng 9 – 10.

Trong vụ xuân, lứa đầu được thu sau 50-60 ngày, vụ thu muộn hơn 10 ngày. Quả chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, thấy rõ vết hạt ở thân quả thì có thể thu hoạch. Vào thời điểm rộ, thu mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm.

Dâu tây

Dâu tây ưa khi hậu mát mẻ nên được trồng có các vùng có khi hậu ôn đới. Ở Việt Nam, dâu tây được trồng nhiều ở Đà Lạt – Lâm Đồng.

Cây dâu tây phù hợp với những vùng khí hậu hơi lạnh như Đà Lạt, Sapa, Miền Bắc Việt Nam… Nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 10-25 độ C, độ cao 600-800m so với mực nước biển.

Dâu tây

Dâu tây được công nhận là một loại trái cây có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Trong quả dâu tây có nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và xơ vữa động mạch. Do nhu cầu ngày một tăng nên giá trị kinh tế của dâu tây rất cao.

Dâu tây là giống cây cây ăn quả ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển trên nền đất xốp, màu mỡ và nhiều chất hữu cơ. Vì vậy khi trồng dâu tây cần xử lý, cải tạo đất trước bằng cách trộn thêm rơm, tro, vỏ trấu.

Dưa hấu

Dưa hấu là loại cây không phải là ai cũng biết cách trồng. Cách trồng dưa hấu rất tỉ mỉ và kĩ càng. Dưa hấu là loại quả ưa khí hậu nóng, ấm áp, khô ráo. Trồng dưa hấu vào thời gian có nhiều nắng sẽ giúp dưa hấu ra nhiều hoa và cho quả sớm.

Dưa hấu được trồng nhiều nhất tại Đồng bằng Sông Cửu Long vì nhiệt độ nắng nóng đều ở vùng này giúp dưa hấu đạt năng suất cao hơn hẳn.

Ngoài ra, hiện nay nhiều người còn trồng dưa hấu trong thùng xốp cũng mang lại hiệu quả cao.

Mía 

Mía là cây công nghiệp ngắn ngày khỏe, dễ tính, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nên trồng mía bằng hom để tỉ lệ nảy mần cao và đồng loạt, giảm chi phí mua giống

Trồng mía bằng hom : Chọn những cây giống bánh tẻ 6-8 tháng tuổi, dùng dao bén chặt vát hai đầu đoạn thân dài 5-7cm, có một đốt mắt ở giữa, chú ý đánh dấu đầu phía gốc, đầu phía ngọn. Nhúng ướt hai đầu vào dung dịch thuốc sát trùng và kích thích sau đó để khô trong bóng dâm khoảng 1 giờ. Cắm đầu phía gốc hom mía vào bầu. Tưới đủ ẩm khoảng 70-80% và đặt bầu trong vườn ươm.

Nhờ có chất kích thích sinh trưởng, hom mía nảy mầm sớm, tỷ lệ nảy mầm cao và đồng loạt. Sau khi giâm 2 tháng, cây cao 50-60cm và có thể đem trồng.

Hiện nay mía được trồng bằng hom, sống tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Năng suất trung bình đạt 65 tấn/ha, một năm có thể trồng vụ. Với giá mía hiện tại là 900 đồng/kg thu nhập một năm có thể đạt được 117 triệu đồng/ha trừ các chi phí lợi nhuận có thể thu về 60 triệu đồng/ha. Điều đặc biệt cây mía là loại cây trồng một lần có thể thu nhiều vụ do đó tiết kiệm chi phí mua giống cho người nông dân.

Kết luận

Trên đây là top 5 các loại cây trồng ngắn ngày sẽ đem lại cho nông dân được nguồn thu nhập ổn định cải thiện cuộc sống. Nhưng để cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì tất nhiên rằng bạn cần phải biết cách chăm sóc chúng rồi. Hãy truy cập trang web JIA để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn các loại phân bón phù hợp nhất cho từng loại cây trồng nhé. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: sinhhocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Nó có thể gây hại nặng nề …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân chính của bị rụng trái non là do cây sầu riêng ra chồi mạnh, thiếu dinh dưỡng và …
Xem Chi Tiết
Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Bài viết này JIA muốn chia sẻ đến bà con nhà nông mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho …
Xem Chi Tiết
Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường …
Xem Chi Tiết
Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế …
Xem Chi Tiết
Các loại bênh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh cây trồng mà trang muốn chia sẻ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Các công việc cần làm trong việc cải tạo ao nuôi tôm

Trước khi bắt đầu mỗi vụ nuôi tôm, cần phải cải tạo ao đúng quy trình để đạt kết quả …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết
Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Trong ngành chăn nuôi hiện nay, kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh, đồng thời được dùng như …
Xem Chi Tiết