Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết

Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết
8 phút, 58 giây để đọc.

Thận là cơ quan bài tiết có chức năng rất quan trọng trong cơ thể gia cầm, giúp cho các cơ quan/hệ thống trong cơ thể hoạt động một cách hoàn hảo. 

Thận có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe vật nuôi nói chung và ở gia cầm nói riêng. Mọi ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này đều có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vật nuôi. Để hiểu rõ hơn về vai trò của thận trên gia cầm, các bệnh thường gặp trên thận và các cách phòng tránh, trị bệnh, giải độc thận gia cầm nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây!

Tầm quan trọng của thận trên gia cầm

Thận là cơ quan quan trọng thuộc hệ bài tiết có chức năng bài tiết nước tiểu; lọc máu; và chất thải; thận ở gia cầm còn đảm nhận vai trò trong việc cân bằng muối – nước và áp lực thẩm thấu của mô bào. Thận điều tiết các yếu tố axit hay kiềm tùy thuộc vào nồng độ pH trong máu nhằm giúp máu vẫn giữ được các phản ứng cần thiết.

Tầm quan trọng của thận trên gia cầm

Thông thường, trung bình mỗi ngày gà thường nhận vào một lượng nước từ 240 đến 250 cm3 đồng thời thải ra ngoài lượng nước tiểu từ 120 đến 130 cm3. Nếu gia cầm bị thiếu nước trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ hoặc chức năng thận có vấn đề có thể dẫn đến gia cầm bị stress; ảnh hưởng đến sức đẻ, sức sống của gia cầm, làm phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Do đó việc gìn giữ và bảo vệ sức khỏe thận; giải độc thận gia cầm là điều mà tất cả các chủ trang trại; người chăn nuôi cần hết sức để tâm.

Hư hại thận sẽ ảnh hưởng thế nào?

Vấn đề hư hại thận không phải là một bệnh mà là nhiều yếu tố gây ra với hậu quả viêm thận; chức năng của thận bị hạn chế, hư hại thận.

Hầu hếu dấu hiệu thường thấy nhất là mất nước; mồng tích da nhạt màu, ủ rủ do những ảnh hưởng chức năng thận mãn tính, giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng; và tăng khả năng mắc các bệnh khác do giảm sức đề kháng; và tăng tỉ lệ chết – loại thải trong đàn.

Sự hư hại là chức năng thận suy giảm nên thận sưng; triển dưỡng để tăng cường hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả. Mổ khám có thể thấy thận sưng to, ống dẫn tiểu nở rộng.

Chức năng thải acid uric giảm sút làm tích nhiều tinh thể urate màu trắng trong nội quan; và đặc biệt là trong khớp (gây viêm khớp) hay mô liên kết, bàn chân, gân.  

Các nguyên nhân thường gặp gây tổn thương thận ở gia cầm

Các nguyên nhân thường gặp gây tổn thương thận ở gia cầm

Trong chăn nuôi gia cầm, có nhiều yếu tố tác động; và ảnh hưởng đến thận gây ra các bệnh tích rất trầm trọng; và nguy hiểm dẫn đến hư thận; bao gồm các nhóm yếu tố sau:

Dinh dưỡng

Các thành phần trong thức ăn mất cân đối, thừa, thiếu sẽ tác động xấu đến thận.

Dùng nhiều Natri bicarbonate trong hỗ trợ điều trị sẽ làm tăng độ kiềm của nước tiểu dễ hình thành sỏi thận.

Nước cứng với hàm lượng muối cao cũng gây hại cho thận

Thiếu vitamin A kéo dài

Quản lý chăm sóc và môi trường

Gia cầm thiếu nước uống sẽ giảm bài thải axit uric ở thận. Các nguyên nhân gây thiếu nước uống bao gồm: thiếu núm uống, máng uống (nhất là gà thả vườn), cắt nước khi làm vaccine hoặc uống kháng sinh, nước quá chua hoặc quá nóng …

Thông thoáng không khí chuồng nuôi kém, nhiều NH3, đều làm có thể gây hại cho thận.

Quá trình ấp, nở và úm gà không tốt: điều kiện bảo quản vá ấp trứng không tốt, thời gian vận chuyển từ trạm ấp đến trại quá lâu, không cấp nước kịp thời ở trại, úm gà nhiệt độ quá cao, quá thấp

Bệnh truyền nhiễm

Đa số các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, vi rút gây ảnh hưởng đến thận, đặc biệt có các bệnh do virus gây bệnh tích trực tiếp lên THẬN như: viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gây sưng thận (nhất là biến chủng IBV 4/91 – thường gọi  IB thể THẬN), Bệnh Gumboro (IBD), Nhiễm ANV (Avian Nephritis Virus); và chicken astrovirus (CAstV) nhưng chưa được công bố chính thức tại Việt Nam.

Lạm dụng kháng sinh

Các kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi cho mục đích phòng/trị bệnh, trong đó có những nhóm được đào thải phần lớn qua thận (nhóm sulfamid, aminoglycoside và cephalosporine), gây độc hại cho thận đặc biệt là khi gia cầm uống thiếu nước. Những kháng sinh khác nếu sử dụng điều trị  kéo dài nhiều ngày cũng sẽ gây tổn thương thận

Độc tố

Các độc tố của nấm mốc (Ochratoxin, citrinin, ochratoxin A, oosporein, vomitoxin), các thuốc diệt côn trùng có trong nguyên liệu thức ăn, các thuốc sát trùng  nhóm phenol/cresol sẽ có ảnh hưởng xấu  đến mô thận, gây viêm ống thận; và ống dẫn tiểu. 

Các bệnh thường gặp trên thận ở gia cầm

Các bệnh về thận trên gia cầm khá đa dạng; và nguy hiểm. Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập đến bạn một số loại bệnh phổ biến trên thận ở gia cầm như sau:

Tổn thương thận (sỏi thận) ở gà đẻ 

Đây là căn bệnh do thoái hóa thận ở gà đẻ; hình thành sỏi trong niệu quản của gà mái. Bệnh này làm tăng khả năng chết ở gà cũng như ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này ở gà trong đó bao gồm các nguyên nhân chính sau: chế độ ăn của gà chứa nhiều canxi nhưng  phospho thấp; chủng virus IB gây tổn thương trên thận; gà bị thiếu nước.

Triệu chứng

Các triệu chứng cụ thể khi gà mắc phải bệnh này như sau: gà bị mất nước; mào gà tái nhợt, gà thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ. Các hạt sỏi thận lớn dần lấp đầy ống dẫn niệu gây tắt hoàn toàn thận khiến thận thoái hóa. Phần thận không bị tổn hại sẽ bị phì đại, màu thận nhợt nhạt. Khớp cẳng chân của gà cũng chịu ảnh hưởng từ bệnh do hình thành gout, bị lắng đọng acid uric trên nhiều nội quan.

Điều trị

Sử dụng các acidifier như acid acetic (dấm) 1-2 ml/lít nước trong ít nhất 24 giờ, Potassium chloride: 1g/lít nước uống trong 7 ngày; Ammonium chloride: 2,5 kg/tấn thức ăn trong 7 ngày, Ammonium sulphate: 2,5 kg/tấn thức ăn trong 7 ngày. Ngoài ra, người chăn phải luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ các vitamin cho gà bao gồm: vitamin D3,A,K, các vitamin nhóm B; tăng cường giải độc thận gia cầm; hạn chế trong việc sử dụng quá nhiều sodium bicarbonate; sử dụng nước điện giải để kiểm soát tỉ lệ chết đồng thời cung cấp thêm ngô trong khẩu phần ăn của gà ít nhất 3 ngày.

Bệnh sưng gan thận

Bệnh thường xuất hiện ở gia cầm con từ 10 ngày cho đến 4 tuần tuổi. Nguy cơ nặng nhất có thể gây chết sau khoảng thời gian co giật, lạnh, đói.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thức ăn thiếu Biotin kéo dài. Ngoài ra, nguyên nhân còn do thức ăn cung cấp cho gà, vịt bị cũ, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản. Các chất độc trong máu không được vận chuyển dẫn đến tích tụ nhiều ở gan; và thận gây sưng to.

Triệu chứng

Gà con suy giảm sức khỏe trước khi có biểu hiện co giật chết. Gà sẽ chết sau khi trải qua các giai đoạn gây stress như lạnh, nóng, đói.

Phòng bệnh và điều trị

Hạn chế để tình trạng gia cầm bị đói, rét, nóng,..; bổ sung đầy đủ biotin trong thức ăn; và nước uống của gà; đảm bảo chất lượng thức ăn.

Ngoài 2 căn bệnh ở thận phía trên còn có rất nhiều những căn bệnh khác có tác động đến thận mà người chăn cần lưu ý chăm sóc; giải độc thận gia cầm để đàn gia cầm của mình luôn được khỏe mạnh; và tăng năng suất.

Cách phòng trị bệnh trên thận nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Dù gia cầm có mắc bệnh gì đi nữa thì việc ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan, nội quan trong đó có thận là điều không thể tránh khỏi. Vậy, để phòng trị các bệnh ở gia cầm nói chung; và giải độc thận gia cầm nói riêng; bạn cần phải biết cách chăm sóc, chăn nuôi gia cầm một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo vật nuôi luôn được phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống chọi mọi bệnh tật. Sau đây, ANIMAID sẽ gửi đến bạn các cánh phòng tránh bệnh ở gia cầm như sau:

Môi trường sống: Đảm bảo chuồng trại gia cầm luôn sạch sẽ; thông thoáng; định kỳ xác khuẩn chuồng trại để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh

Chế độ ăn uống: Đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin; khoáng chất trong khẩu phần ăn của vật nuôi. Đảm bảo cung cấp lượng nước đầy đủ cho vật nuôi.

Tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng phòng ngừa bệnh đầy đủ cho gia cầm theo quy định y tế.

Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách; tiến hành khám chữa bệnh cho vật nuôi khi phát hiện các triệu chứng bệnh theo hướng dẫn của các cơ sở thú y.

Không ngừng quan sát biểu hiện của vật nuôi hằng ngày để kịp thời phát hiện bệnh tật; nắm bắt tình trạng sức khỏe vật nuôi.

Kết luận

JIA vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến thận của gia cầm từ vai trò, các bệnh thường gặp cho đến cách phòng chống bệnh. Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ phần nào giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của thận, giải độc thận gia cầm từ đó biết cách phòng; và điều trị bệnh hiệu quả.

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết
hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết