Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long
6 phút, 12 giây để đọc.

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường phát sinh vào mùa mưa; khí đó có độ ẩm không khí cao khiến nhiều nhà vườn bị thiệt hại kinh tế; tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 15-30%. Vậy sau đây JIA xin chia sẻ những thông tin bổ ích giúp bà con ngăn ngừa được căn bệnh này.

Thanh long và bệnh đốm trắng

Thanh long và bệnh đốm trắng

Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại Mexico; các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia; Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.

Bệnh đốm trắng hay bệnh đốm nâu thanh long; trong dân gian bà con nông dân còn gọi là bệnh đốm tắc kè; bệnh ma…do đặc điểm hình dạng, màu sắc và giai đoạn phát triển của vết bệnh. Bệnh xuất hiện khá lâu ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia.

Tại Việt Nam, bệnh đốm trắng xuất hiện rải rác vào năm 2008 ở Bình Thuận với diện tích và tỉ lệ nhiễm rất ít. Đến đầu mùa mưa năm 2012 bệnh lây lan mạnh với diện tích gần 1.000 ha; tỉ lệ nhiễm nặng từ 10% trở lên chiếm trên 80% và bệnh đã có mặt ở khắp 3 vùng trồng Thanh long tập trung của Việt Nam là Bình Thuận; Tiền Giang và Long An. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp các địa phương; tháng 6 năm 2013 diện tích nhiễm bệnh đốm trắng đã lên đến gần 3.000 ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%.

Nguyên nhân và triệu chứng của bênh đốm trắng

Nguyên nhân và triệu chứng của bênh đốm trắng

Nguyên nhân gây ra bệnh

Bệnh đốm trắng do một loại nấm có tên khoa học: Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Nấm phát triển mạnh ở điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao, nấm có thể tồn tại trong đất lên tới vài tháng.

>>> Xem thêm các bài viết về phòng bệnh cây trồng

Triệu chứng gây hại của bệnh 

Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như: Cành non; Hoa, Quả non. Trên quả bệnh thường gây hại nặng ở giai đoạn gần thu hoạch do đó thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

Vết bệnh lúc mới xuất hiện là những vết đốm nhỏ hình tròn hay bầu dục có màu trắng(nên gọi là bệnh đốm trắng); nhìn kỹ thấy vết đốm hơi nõm về phía trong. Sau 3-7 ngày vết bệnh chuyển sang màu vàng cam. Khi bệnh phát triển mạnh ở giai đoạn cuối các tế bào bị cành bào tử nấm đâm xuyên; vỡ ra gặp độ ẩm cao sũng nước và sau chuyển sang màu nâu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cành và chất lượng của quả.

Đặc điểm phát sinh phát triển: Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 28-350C; ẩm độ càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan nhanh.Những vườn Thanh Long không được xử lý đất trước khi trồng thường bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa trên những vườn cây kém chăm sóc; mất cân bằng dinh dưỡng, thừa đạm,  thiếu các yếu tố dinh dưỡng vi lượng và siêu vi lượng; cây có sức đề kháng kém.

Các biện pháp phòng bệnh triệt để nhất

Sử dụng các kỹ thuật canh tác

Thường xuyên vệ sinh vườn sạch cỏ dại, cắt tỉa những cành già cỗi; nguy cơ bị sâu bệnh, những cành phát triển dày đặc, tạo thông thoáng.

Kiểm tra vườn nếu phát hiện những cây bị bệnh cần tiêu hủy; và bón vôi xung quanh tránh lây lan. Cần thiết kế vườn trồng Thanh Long sao cho dễ thoát nước khi gặp mưa. Khi tưới nước không sử dụng nguồn nước bẩn để tưới.

Xử lý đất trước khi trồng mới, Sau khi thu hoạch hết vụ cần sử dụng CT-AKH pha với liều lượng thích hợp để tưới gốc, mục đích tiêu diệt nấm và hạn chế tối đa sự tồn tại và phát triển của nấm gây bệnh có trong đất.

Bón phân cân đối các yếu tố Đa-Trung-Vi lượng đặc biệt chú ý các yếu tố như Ca; Mg, Zn, Cu và Si. Nên kết hợp bón phân hữu cơ hoai mục có ủ với nấm đối kháng Tricoderma vào các thời kỳ: Trước khi ra hoa, nuôi quả…

Sử dụng chế phẩm sinh học

Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây nên sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái để phun kết hợp với tưới gốc để phòng bệnh chủ động: Dùng 5ml chế phẩm VST pha với 5 lít nước tưới cho 2 gốc; tưới vào các thời kỳ trước khi ra hoa và nuôi quả. Phun chế phẩm VST vào các thời kỳ: Trước khi ra hoa 1 tháng; Thời kỳ ra hoa; Thời kỳ nuôi quả phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.

Bên cạnh những biện pháp trên có thể sử dụng CT-AKH thay thế.

Sử dụng CT-AKH để phòng bệnh

Sử dụng CT-AKH phòng tiêu diệt hiệu quả nấm Neoscytalidium dimidiatum.

Liều lượng sử dụng:

Phun: 30ml pha với 15-20 lít nước phun bảo vệ cành non; hoa và quả. Định kỳ 15 ngày phun 1 lần sẽ có hiệu quả phòng bệnh rất cao mà không cần sử dụng các loại thuốc BVTV

Tưới gốc: Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất, sử dụng 30ml pha với 30-40 lít nước tưới cho 3-5 gốc, 30-45 ngày tưới 1 lần; đặc biệt chú ý nên xử lý tưới gốc vào mùa mưa; độ ẩm cao để tiêu diệt nấm gây bệnh ở ngay thời kỳ phát sinh phát triển.

Tác dụng của CT-AKH: Tiêu diệt nấm; vi khuẩn gây bệnh triệt để; sử dụng ở nồng 30-50ppm  có hiệu quả phòng bệnh rất cao. Ở thời kỳ bị bệnh nên sử dụng ở nồng độ đặc hơn gấp 2-3 lần. Sản phẩm không gây độc hại và không có tính kháng thuốc. Ngoài ra CT-AKH còn làm Tăng cường khả năng hấp phụ ánh sáng; hỗ trợ cây quang hợp rút ngắn thời gian phát triển của quả; thời gian bảo quản quả kéo dài hơn.

Khuyến cáo: Bà con nên kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái và CT-AKH sẽ giúp giảm chi phí phân bón hóa học;  đặc biệt là chi phí sử dụng thuốc BVTV, hạn chế tối đa sự xâm nhiễm của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh qua đó làm tăng chất lượng và năng suất quả.

JIA hy vọng với những kỹ thuật trên sẽ giúp bà con Phòng và Trị bệnh đốm trắng trên cây Thanh Long một cách hiệu quả nhất; hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phòng trừ bệnh nấm cho cây trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma

Phòng trừ bệnh nấm cho cây trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma

Ngày nay, khi trồng rau sạch trong nhà của nhiều gia đình, việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để …
Xem Chi Tiết
Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Nó có thể gây hại nặng nề …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân chính của bị rụng trái non là do cây sầu riêng ra chồi mạnh, thiếu dinh dưỡng và …
Xem Chi Tiết
Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Bài viết này JIA muốn chia sẻ đến bà con nhà nông mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho …
Xem Chi Tiết
Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường …
Xem Chi Tiết
Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng bệnh cho cá nuôi mùa nắng nóng

Những phương pháp phòng bệnh thủy sản vào mùa nắng nóng bạn cần biết

Những giờ qua mới chỉ là thời kỳ nắng nóng bắt đầu và sẽ rất khó dự đoán diễn biến …
Xem Chi Tiết
xuất huyết do virus

Tìm hiểu về bệnh viêm ruột và xuất huyết ở cá nước ngọt

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện nay đang phát triển mạnh cả về diện tích nuôi trồng, đối tượng …
Xem Chi Tiết

Cách nuôi cá dứa thương phẩm hiệu quả và tăng lợi nhuận

Cá dứa (Pangasius kunyit) có thịt săn chắc, nhiều nạc mang lại giá trị sản xuất lớn, hiệu quả kinh …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá chim trắng vây vàng hiệu quả nhất

Cá chim trắng vây vàng là loại cá phổ biến được người dân Việt Nam vô cùng chú trọng, không …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá xác sọc thương phẩm trên bè và trong ao đất

Cá xác (cá xác sọc) là một loài cá tương đối nhỏ, chủ yếu sống ở khu vực sông Mekong …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản

Những phương pháp phòng và trị bệnh ở thủy sản bạn nên nắm rõ

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của Nam Định phát triển mạnh mẽ cả bề rộng …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp nuôi vịt cao sản đạt hiệu quả cao bạn nên biết

Phương pháp nuôi vịt cao sản đạt hiệu quả cao bạn nên biết

Nuôi vịt không cần quá nhiều vốn, quy mô chăn nuôi gia cầm có thể thay đổi linh hoạt. Tuy …
Xem Chi Tiết
Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết