Công thức làm 3 món gà hấp siêu đơn giản nhưng rất thơm ngon

Công thức làm 3 món gà hấp siêu đơn giản nhưng rất thơm ngon
6 phút, 50 giây để đọc.

Gà hấp luôn là món ăn được nhiều người yêu thích vì thịt ngọt hơn hẳn so với cách nấu gà truyền thống. Tất nhiên, các thành viên trong gia đình sẽ thích hương vị mới lạ của món ăn này.

Muốn đổi khẩu vị cho gia đình không khó, bạn hãy học ngay cách làm món gà hấp hành nguyên con sau đây nhé. Chắc chắn các thành viên trong gia đình sẽ “chết mê” với hương vị mới lạ của món ăn này.

Gà – một loại gia cầm cung cấp thịt trắng đã gắn bó lâu đời với nền nông nghiệp của Việt Nam. Từ bao đời nay, các món ăn ngon từ gà đã gắn bó với cuộc sống của nhân dân ta.

Gà luộc, hấp vẫn luôn là món ăn được nhiều người yêu thích. Cách luộc gà bằng muối đơn giản mà lại khiến thịt ngọt hơn cách luộc gà truyền thống rất nhiều.

Gà luộc có lẽ là một trong  những “món ăn quốc dân” bởi lẽ mỗi khi cần nấu món gì ngon nhưng không quá phức tạp thì gà chính là lựa chọn hấp dẫn. Trong số đó, gà hấp hay luộc có cách làm vô cùng đơn giản. Thế nhưng, “luộc chay” thì có vẻ khá nhạt nhẽo nhỉ, vậy bạn có muốn được chúng tôi dạy học nấu ăn cách làm gà hấp lá chanh thật ngon không nào ?

Món gà hấp hành thơm ngon

Món gà hấp hành thơm ngon

Gà hấp hành là một trong những món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chế biến món ăn gia đình này một cách nhanh chóng mà vẫn giữ được hương vị độc đáo của món ăn thuần việt này. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn ba bước chế biến gà hấp hành cực ngon và đơn giản ngay tại nhà. Còn chần chờ gì nữa mà không thử ngay trong buổi cơm gia đình nào.

Đây là món ăn thanh mát như gà luộc nhưng lại đậm đà hương vị và bổ dưỡng hơn nhiều.

Nguyên liệu cần có

– Gà ta: 1 con khoảng 1 – 1,5kg đã làm sạch lông, nội tạng.

– Hành lá nhỏ: 1 khóm khoảng 300g.

– Gừng: 1 củ

– Hành tây: 2 củ vừa

– Mùi tây: 1 nhánh nhỏ.

– Gia vị: 3-4 muỗng cà phê rượu trắng; hạt tiêu, đường cát; nước mắm, hạt nêm, dầu ăn.

Cách chế biến

Sơ chế nguyên liệu

– Gà ta rửa sạch, để ráo nước. Phần lòng gà không dùng đến bạn có thể đem thái nhỏ rồi xào với rau giá, mướp hoặc dứa xanh.

– Hành lá rửa sạch, cắt khúc khoảng 3-4cm. Phần thân trắng của hành bạn chẻ nhỏ theo chiều dọc.

– Gừng: Cạo vỏ, rửa sạch và mang thái sợi nhỏ.

– Mùi tây: Bỏ gốc, bỏ lá lúa, rửa sạch rồi cắt thành 2 – 3 khúc.

– Hành tây bóc bỏ lớp vỏ ngoài rồi thái múi cau.

Ướp thịt gà

– Cho nguyên con gà vào một âu lớn. Bạn trộn đều các gia vị gồm hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, đường và phần củ hành trắng thái sợi với nhau. Sau đó, bạn rưới hỗ hợp này lên thân con gà và phần có lại đổ vào bên trong con gà.

– Để gà ngấm gia vị tốt nhất, bạn hãy đeo bao tay nilon vào và chà sát phần gia vị vào da gà nhé.

– Ướp gà từ 15 – 20 phút để các gia vị ngấm đều vào thịt gà.

Hấp gà

Hấp gà

– Đun sôi 1 nồi nước rồi tiếp tục cho hành lá, hành tây, ½ gừng thái sợi và 2 thìa cà phê rượu trắng vào nồi. Đun nồi nước này với lửa vừa khoảng 5 phút.

Đây là khoảng thời gian lý tưởng để các chất trong các loại ra vị “tiết” ra hết và hòa quện vào nhau.

– Cho gà vào nồi đun tiếp khoảng 15 phút nữa để gà chín đều rồi tắt bếp. Bạn hãy “om” thịt gà trong nồi thêm 10 phút nữa để thịt mềm và ngọt hơn.

– Vớt gà ra đĩa cho nguội rồi chặt thành miếng vừa ăn. Xếp gà lên đĩa rồi rắc chút muối và 1 thìa rượu trắng lên cho món ăn thơm hơn.

Chuẩn bị ngay muối tiêu chanh ớt để chấm thịt gà hấp hành. Đảm bảo bạn sẽ thích mê!

>>> Tham khảo thêm các bài viết về ẩm thực

Gà hấp muối sả

Nguyên liệu cần có

Nguyên liệu cần có

– 1 con gà ta (nặng khoảng 1 – 1,5kg).

– 500g muối hạt.

– 200g sả.

– 30ml rượu trắng.

– 1 quả chanh, hành tím.

– 1 nắm lá chanh.

– Gừng, ớt, tiêu, bột ngọt, hành khô, hạt nêm…

– Gừng gọt vỏ, thái sợi.

Cách chế biến

Cách chế biến

Sơ chế nguyên liệu

– Gà mua về làm sạch, khử mùi thịt gà bằng cách ngâm trong nước có pha rượu trắng, gừng và một ít muối trong khoảng từ 3-5 phút. Sau đó, vớt gà ra để ráo nước.

– Sả rửa sạch, cắt khúc chừng 5 – 10cm; phần lá giữ nguyên, phần củ thì đập dập. – Lá chanh rửa sạch, để ráo rồi thái sợi.

– Ớt rửa sạch, bỏ cuống, thái chỉ.

– Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

– Chanh vắt lấy nước cốt.

Ướp thịt gà

– Ướp thịt gà với 3 muỗng sả băm nhuyên, 1 muỗng lá chanh băm nhỏ, hành tím, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng tiêu. Dùng bao tay nilon xát đều gia vị xung quanh gà. Để khoảng 20-30 phút cho gà thấm gia vị. Gà hấp muối sả thơm ngon, đậm đà.

– Rải muối dưới đáy nồi 1 lớp dày khoảng 1 – 1,5cm. Tiếp đến, sếp sả lên trên muối. Rải lá chanh, gừng thái sợi lên trên sả. Đặt vỉ hấp hoặc đĩa sứ lên trên.

– Trước khi đặt gà lên hấp, nhét đồ ướp vào trong bụng gà để hương vị sả, chanh, gừng thấm từ bên trong ra.

Hấp gà

– Đặt gà vào trong nồi hấp (không cho nước), đậy nắp kín và bắt đầu bỏ nên bếp đun nóng nồi hấp. Lưu ý: Trong quá trình hấp nồi hơi phải kín, bếp đun đến khi nồi đủ nóng thì giảm bớt lửa và duy trì lửa ở mức nhỏ vừa phải để gà chín đều và thấm hương vị. Thời gian hấp từ 30-45 phút tùy loại gà non hay già.

– Làm muối chấm: Cho 1,5 muỗng muối, 1 trái ớt thái chỉ, 1 muỗng tiêu, 1 muỗng nước cốt chanh vào chén trộn đều.

– Khi gà chín, cho gà ra khay rồi để nguội. Chặt thành miếng vừa ăn rồi sắp xếp vào dĩa ăn và thưởng thức món gà hấp muối sả.

Gà hấp nước mắm

Gà hấp nước mắm

Nguyên liệu cần có

– 1 con gà ta khoảng 1,5 kg

– Tỏi

– Hành tím

– Nước mắm

– Hạt tiêu

– Đường

– Rau sống các loại, dưa chuột ăn kèm.

Cách chế biến

Cách chế biến

– Gà làm sạch với nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước.

– Hành ta đem rửa sạch, rồi giã nhuyễn cho vào hỗn hợp các gia vị gồm: 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa cafe tỏi băm, 3 thìa cafe đường, khuấy đều. Gà hấp nước mắm, món ngon khó cưỡng

– Lấy 1/2 chỗ hỗn hợp trên ướp đều với gà khoảng 20 phút.

– Cho gà vào trong nồi rồi hấp, hấp gà khoảng 25 phút là vừa chín. Sau đó, lấy hỗn hợp gia vị còn lại quết lên gà nhiều lần cho thấm. Hấp thêm 5 phút nữa là được

– Chặt gà thành từng miếng vừa ăn. Khi ăn chấm gà với muối ớt và ăn kèm với rau sống, dưa chuột. Chỉ cần những nguyên liệu đơn giản như trên thôi là bạn đã có ngay những miếng thịt gà hấp mắm đậm đà thơm ngon và bổ dưỡng rồi.

Với 3 công thức làm gà hấp chắc chắn sẽ đem lại bữa cơm cực thịnh soạn cho gia đình bạn. Trang JIA chúc bạn thành công.

Nguồn: 24h.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết