Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

6 phút, 34 giây để đọc.

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước và xuất khẩu. Vì thế , nghề nuôi ốc hương hiện nay ngày càng được mở rộng cũng như mức độ quan tâm ngày càng cao hơn.

Đặc điểm cấu tạo

Ốc hương có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, tháp vỏ bằng chiều dài của vỏ. Mặt ngoài da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiếm vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chử nhật, hình thoi. Lỗ miệng có vỏ hình bán nguyệt, mặt trong có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng.

Đặc điểm dinh dưỡng

 Đặc điểm dinh dưỡng của ốc hương thay đổi theo giai đoạn phát triển.Ở giai đoạn ấu trùng ốc hương ăn chủ yếu các loài tảo đơn bào.

Từ giai đoạn ốc giống đến trưởng thành thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ ( trai, , nghêu…), các loại giáp xác (tôm, cua, ghẹ), cá.Lượng thức ăn ốc hương tiêu thụ hàng ngày dao động từ 5 – 22% (trung bình 12%) tùy thuộc vào loại thức ăn ưa thích và điều kiện môi trường nuôi.Các kết quả thí nghiệm cho thấy thức ăn nhuyễn thể hai mảnh vỏ , tôm có chất lượng cao, mùi vị ưa thích được ốc hương ăn nhiều nhất, các loại cá ít được ốc ưa thích.

Quá trình đẻ trứng

Ốc hương có khả năng thành thục quanh năm. Tỉ lệ thành thục cao nhất từ tháng 3 – 10. Ốc hương cái mỗi lần đẻ từ 18 đến 75 bọc trứng ( trung bình 38 bọc ), mỗi bọc trứng chứa từ 170 – 1.850 trứng.Kết quả kiểm tra trên 531 cá thể ốc trưởng thành ( kích thước > 60mm ) có 318 cá thể cái ( chiếm 55%) và 213 cá thể đực ( chiếm 45%). Tỉ lệ giới tính trung bình được xác định là 1:1.49.

Chuẩn bị mô hình nuôi ốc hương

Nuôi ốc trong lồng/đăng

Diện tích lồng thông thường từ 1-4m2. Lồng/đăng được làm bằng vật liệu chắc chắn, bao lưới xung quanh ngăn ốc bò ra ngoài cũng như các loài sinh vật khác vào gây hại cho ốc.

Đăng nuôi phải được cắm sâu dưới lớp cát đáy ít nhất 10cm để ngăn ốc chui ra và cao hơn mực nước triều ít nhất 1m để đăng không bị sóng đánh ra ngoài. Lồng nuôi cần chôn sâu dưới lớp cát  khoảng 5cm để có nền cát cho ốc vùi mình. Khoảng cách giữa các lồng/đăng khoảng 6,2m.

Nuôi ốc trong ao đất

Ao nuôi thường chọn gần biển, nước trong, sạch. Độ mặn 25 – 35 phần nghìn và ổn định, nguồn nước không bị nước ngọt ảnh hưởng do tác động của nước sông vào mùa mưa hay nguồn nước sinh hoạt. Ao có bờ chắc chắn, có lưới chắn xung quanh để ngăn không cho ốc bò lên bờ ao. Độ sâu ao từ 0,8 – 1,5m, có hệ thống cấp thoát nước thuận lợi, đảm bảo nhiệt độ nước ổn định.

Chuẩn bị ao: Tẩy dọn ao, diệt địch hại như cua, ghẹ bằng tay, không sử dụng hóa chất vì ốc nhạy cảm hơn tôm. Phải có lưới chặn ở cống khi lấy nước để ngăn không cho cá dữ, cua ghẹ vào ao ăn ốc con.

Nuôi ốc trong bể xi măng

Bể xi măng phải được che bằng lưới, tránh bớt ánh sáng để nhiệt độ không quá 32oC, thành bể láng bóng, đáy có độ dốc về phía cống thoát nước.

Đáy bể lót một lớp cát mịn, cát quá ít sẽ không đủ cho ốc vùi mình. Những ngày mưa lớn cần xả bớt nước tầng mặt và giữ không cho độ mặn giảm xuống quá thấp; mực nước bể nuôi nên giữ tốtnhất từ 50-80cm, quá sâu sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc và quản lí. Lọc nước kỹ trước khi cho vào bể.

Chọn và thả giống

Chọn giống ốc hương ở những cơ sở sản xuất giống uy tín, đảm bảo chất lượng, giống đã được kiểm dịch. Nhìn bằng mắt thường kích thước ốc tương đối đồng đều, màu sắc tươi sáng; các vân có màu nâu đậm, vỏ còn nguyên vẹn, ốc không bị sưng vòi. Kích cỡ trung bình là 0,05g/con, khoảng 8000-10000 con/kg. Nếu thả giống quá nhỏ sẽ rất hao hụt. Mật độ thả từ 500-1000 con/m2.

Khi chọn ốc hương giống bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín.Cần phải có giai đoạn tập quen để ốc giống thích nghi dần với nhiệt độ nước và cả không khí, tránh hiện tượng gây sốc nhiệt cho ốc.

Chăm sóc 

Cho ăn cá tạp, giáp xác nhỏ hay trai. Tùy vào độ tuổi mà cần sơ chế thức ăn, giai đoạn đầu cần băm nhỏ cá tạp; trai, giáp xác cần đập bỏ vỏ, rửa sạch. Ốc thường được cho ăn 2 lần/ngày ở giai đoạn nhỏ và thường một lần khi ốc lớn vào buổi chiều tối.

Theo dõi thường xuyên lượng ăn để có những điều chỉnh phù hợp; tránh dư thừa nhiều gây ô nhiễm. Lượng ăn phụ thuộc tùy theo kích cỡ và thời gian nuôi (thường bằng 5-10% trọng lượng thân); cho ăn phải trải đều khắp bể.

Trong quá trình nuôi cũng cần bổ sung vitamin và các khoáng tự nhiên thiết yếu Kemix; cho ốc phát triển mạnh và phòng ngừa các bệnh do thiếu vi lượng; Bổ sung 3-5g/1kg thức ăn.

Quản lý mô hình nuôi ốc

Nuôi lồng/đăng cần thường xuyên kiểm tra lồng/ đăng để xử lí kịp thời khi có vấn đề như rách lưới, bám bẩn quá nhiều ảnh hưởng đến ốc nuôi.Đối với nuôi ao, cần thường xuyên thay nước tạo môi trường sạch cho ốc phát triển đồng thời hạn chế được một số dịch bệnh

Mỗi buổi sáng cần vớt toàn bộ thức ăn thừa ra khỏi bể xi măng trước khi thay nước.Thay nước từ 50 – 70% nước trong bể nuôi mỗi ngày, định kỳ rửa đáy khi thấy đáy ao có mùi hôi và ốc kém ăn. Trường hợp đáy bể quá dơ, thì cần chuyển sang bể nuôi mới.

Ngoài những thông tin về phương pháp nuôi ốc hương, còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

Thu hoạch ốc hương

Cũng tùy theo điều kiện và môi trường nuôi mà thời gian thu hoạch có thể khác nhau. Trung bình từ 4-6 tháng. Cỡ thu hoạch thương phẩm từ 90-150 con/kg. Tỷ lệ sống và kích cỡ bình quân lần lượt là 73,9% và 8,7g/con (115 con/kg);Trung bình ốc hương sau khi nuôi 5 – 6 tháng có thể thu hoạch.

Ốc hương nuôi trong đăng thu hoạch bằng cách đặt bẫy hoặc lặn bắt. Nuôi trong lồng thu hoạch bằng cách nhấc lồng lên rồi nhặt ốc. Ao nuôi hay bể nuôi có thể tháo cạn nước sau đó nhặt ốc hoặc cào ốc bằng dụng cụ. Làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi xuất

Nghề nuôi ốc hương hiện nay ngày càng được quan tâm và mở rộng. Do đó, tùy theo điều kiện vùng nuôi và khả năng kinh tế; mà chọn mô hình nuôi cho phù hợp để thu được nhiều lợi nhuận; và góp phần phát triển hơn nữa ngành thủy sản Việt Nam.

Hi vọng rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: agri.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết
dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bí quyết nuôi cá tai tượng hiệu quả, đạt chất lượng

Cá tai tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loài các có giá trị kinh tế cao, là món …
Xem Chi Tiết
Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết