1001+ cách chế biến giò xào ngon, không ngán vào ngày Tết

1001+ cách chế biến giò xào ngon, không ngán vào ngày Tết
6 phút, 13 giây để đọc.

Giò xào là một trong những món ngon mà được nhiều người yêu thích trong những ngày Tết Nguyên đán. Hãy tham khảo cách làm làm giò xào thơm ngon, không ngán cho ngày Tết dưới đây nhé.

Giò xào hay còn gọi là giò hoa, giò thủ hay giò mỡ được làm từ các bộ phận của thủ lợn, như tai, mũi, lưỡi, má, là món ăn phổ biến vào Tết nguyên đán ở miền Bắc. Thịt thủ lợn có đặc điểm là phần da khi xào chín có nhiều keo dính, dễ làm giò, mỡ ăn giòn mà không quá ngấy.

Sở dĩ giò xào có vị giòn ngon là nhờ có sụn tai, mộc nhĩ, nấm hương kết hợp với các gia vị tẩm ướp cũng như thịt được xào đến độ. Trong thời tiết lạnh của những ngày đầu năm mới ở miền Bắc, thưởng thức những miếng giò xào giòn sần sật ăn kèm với hành muối, dưa góp thì quả thật là quá đã.

Trước đây, giò xào là món ăn truyền thống của các gia đình trong những ngày Tết. Nhưng giờ, không phải chờ đến Tết, nếu muốn ăn giò xào, bạn cũng có thể tự tay làm để thưởng thức cùng gia đình trong những ngày đông rét này.

Thay vì mua sẵn ngoài hàng, bạn hãy tự tay lựa chọn những nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh để tự làm món giò xào cho gia đình thưởng thức vào dịp Tết này.

Cùng với bánh chưng, thịt đông, dưa hành, thì giò xào béo ngậy, thơm mùi hạt tiêu là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.

Món giò xào đơn giản thơm ngon

Nguyên liệu cần có

Nguyên liệu cần có

– Tai heo: 700 gr

– Má heo: 300 gr

– Mộc nhĩ: 100 gr

– Thịt chân giò: 700 gr

– Lưỡi lợn: 500 gr

– Hạt tiêu xay vỡ, hành khô, nước mắm, lá chuối, dấm.

Các nguyên liệu được tẩm ướp gia vị, nước mắm ngon trước khi đem xào chín.

Cách chế biến món giò xào 

Cách chế biến món giò xào 

Đầu tiên, rửa sạch tai lợn, má lợn, thịt chân giò với nước muối, thái miếng mỏng, dài 5-10cm. Đun nồi nước sôi có chút muối, chần chín tầm 30%. Lưỡi lợn chần qua với nước sôi có muối, cạo sạch phần màng trắng trên bề mặt lưỡi, thái bản mỏng dài. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái bản mỏng dài.

Sau đó, bắc chảo lên bếp để nóng già, phi thơm hành khô rồi cho lưỡi lợn vào đảo, tiếp đến cho tai, má, thịt chân giò vào xào săn, nêm gia vị mắm, sờ vào thấy hơi dính tay. Cho mộc nhĩ vào xào, nêm nếm lại, cho hạt tiêu đập dập.

Có thể sử dụng lá chuối, khuôn inox để gói giò, nếu gói bằng lá chuối, bạn phải chuẩn bị sẵn vài tấm lá chuối đã rửa sạch. Trước khi gói hơ qua lửa cho lá mềm, cuốn thịt sẽ dễ dàng hơn. Khi thịt vừa xào xong, cho thịt ra lá đã được chuẩn bị sẵn rồi gói lại, dùng lạt buộc chặt. Sau đó sử dụng các vật nặng để ép giò, giúp bảo quản giò được lâu.

>>> Đọc thêm các bài viết về ẩm thực

Cách chế biến giò xào bằng chai nhựa

Cách chế biến giò xào bằng chai nhựa

Thay vì sử dụng lá chuối hay khuôn kim loại để gói giò xào, bạn có thể sử dụng chai nhựa để làm món giof xào ngon miệng.

Đầu tiên chai nhựa cần phải được rửa sạch đem phơi ráo nước sau đó cắt bỏ phần đầu chai và đục vài lỗ nhỏ ở đáy chai để giò có chỗ thoát khí.

Khi nguyên liệu đã xào xong, để nguội một chút, sau đó bạn bắt đầu cho vào chai và nén thật chặt để thịt lấp đầy chai, không có kẽ hở. Bạn có thể dùng chày để nén cho chắt, sau đó dùng túi nilon hoặc lá chuối bọc phần miệng chai lại rồi cho vào tủ lạnh 8 tiếng.

Lưu ý nén càng chặt thịt trong bước gói giò thì món ăn sẽ càng dai càng ngon và không bị bở hay rời rạc.

Cách chế biến giò xào không cần khuôn

Cách chế biến giò xào không cần khuôn

Lá giong hoặc lá chuối rửa sạch với nước, lau lá thật khô rồi đem phơi 1 nắng để lá hơi héo như vậy thì kho bó giò sẽ không bị gãy lá. Giò xào xong, bạn nhanh tay đổ luôn ra lá giong đã chải sẵn, dùng lạt nén chặt lại và quấn lá gói thịt thật chắc. Để giò được chắc, bạn hãy dùng các vật nặng như thớt, nồi,… đè lên giò để qua đêm, hôm sau bạn đã có ngay món giò xào vô cũng thơm ngon.

Với cách làm giò xào không cần khuôn này, bạn có thể tự làm giò một cách dễ dàng mà không cần các vật dụng cầu kì. Giò có thể để ăn dần tới 7 ngày, bạn cứ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc những nơi thoáng mát là được.

Cách chế biến món giò xào chay

Làm giò xào chay từ nấm vừa ngon, vừa bổ, lại có tác dụng chống ngấy ngày Tết

Nguyên liệu cần có

Mộc nhĩ (nấm tai mèo); váng đậu (tàu hũ ky); nấm tuyết; mỳ căn; bột rau câu; ngũ vị hương; các loại gia vị: nước mắm, muối ăn, mỳ chính, hạt tiêu, dầu ăn…

Sơ chế các nguyên liệu

Bạn cho mộc nhĩ, nấm tuyết ngâm với nước nóng cho nở mềm. Sau đó, loại bỏ phần gốc cứng, thái sợi nhỏ. Phần váng đậu khô bạn rửa 3 lần bằng nước ấm cho sạch và mềm; sau đó bạn để ráo nước rồi thái miếng. Với mỳ căn, bạn đem luộc sơ qua với nước sôi cho mềm rồi cắt ngắn. Đem tất cả các nguyên liệu vừa sơ chế bỏ vào bát tô, ướp với ngũ vị hương, mỳ chính, nước mắm (chay), hạt tiêu vừa ăn. Đậy kỹ miệng tô lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để từ 1- 2 giờ cho nguyên liệu ngấm đều gia vị.

Chế biến món giò xào chay

Cách chế biến món giò xào chay

Sau đó bạn đặt chảo lên bếp, thêm khoảng 3 thìa dầu thực vật. Khi dầu trong chảo sôi, bạn lấy hỗn hợp gồm: nấm tuyết, mộc nhĩ; váng đậu và mỳ căn đã ướp ra cho vào chảo xào tới khi chín; thì nêm nếm thêm gia vị (nếu cần) cho vừa miệng.

Đun khoảng 2 bát nước lọc; tới khi nước sôi bạn cho một lượng bột rau câu vừa đủ vào; khuấy đều cho bột rau câu tan hết. Chờ khoảng 5 phút thì tắt bếp. Cho các nguyên liệu đã xào vào nồi nước rau câu vừa nấu và trộn đều. Khi hỗn hợp đã đều nhau; bạn lấy những chiếc bát nhỏ rồi lần lượt đổ hỗn hợp vào từng bát đến khi hết. Đợi hỗn hợp nguội thì cất vào ngăn mát tủ lạnh. Sau khi để trong tủ lạnh từ 4- 5 tiếng, hỗn hợp đã đông cứng lại; bạn lấy từng bát ra, là có thể thưởng thức.

Với nhiều cách chế biến món giò xào ngon do trang JIA giới thiệu ở trên chắc chắn sẽ khiến bữa ăn ngày Tết bạn thêm phong phú.

Nguồn: vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết

Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết

Thận là cơ quan bài tiết có chức năng rất quan trọng trong cơ thể gia cầm, giúp cho các …
Xem Chi Tiết
Chất chống oxy hóa nội bào Polyphenol - Nâng cao sức khỏe gia cầm

Chất chống oxy hóa nội bào Polyphenol – Nâng cao sức khỏe gia cầm

Ngày nay, việc tìm kiếm các phương pháp mới giúp giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng …
Xem Chi Tiết
Cách sử dụng cỏ đuôi ngựa trong chăn nuôi - loại dược phẩm quý giá

Phương pháp sử dụng cỏ đuôi ngựa trong chăn nuôi – một loại dược phẩm quý giá

Giống cỏ đuôi ngựa quý hiếm đang được nghiên cứu để ứng dụng trong ngành công nghiệp chăn nuôi gia …
Xem Chi Tiết
Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết