Bánh lá Việt Nam có rất nhiều loại, kiểu dáng và hương vị khác nhau, sau đây là những món bánh lá nổi tiếng trong nền ẩm thực Việt Nam.
Có thể nói nền ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ những món ăn mặn cho đến các món bánh. Những chiếc lá chuối, lá dừa tuy không đem lại chất dinh dưỡng nhưng cũng góp phần không nhỏ tạo nên nét đặc trưng cho những món ăn mang đậm hương vị Việt.
Theo thời gian những loại bánh truyền thống của Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn hương vị, ngày càng khẳng định giá trị và hương vị
Trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, các loại quà, bánh đã trở nên rất gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Việt. Và theo thời gian những loại bánh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn hương vị, ngày càng khẳng định giá trị và hương vị đặc trưng được gìn giữ từ nhiều thế hệ. Hãy cùng xem lại những loại bánh lá truyền thống cực ngon này nhé!
Mục lục
Bánh gio, bánh tro đặc sản Bắc Giang
Khi lớp lá cuối cùng được bóc ra, chiếc bánh như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh.
Khi ăn, chấm bánh vào bát mật mía vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha tận hưởng hương vị rất lạ của bánh tro.
Bánh tro, bánh ú tro hay bánh nẳng là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro (tức tro than lá cây, nhất là lá tre) và gói lá đem luộc chín trong nồi. Phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam tới mức có bài báo cho rằng bánh độc đáo và “thuần Việt”, nhưng cũng thường thấy nó tương đồng với bánh gio Nhật Bản với tên gọi akumaki và người trung Quốc jian zong. Loại bánh này trước kia thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Việt vào ngày Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch bên cạnh các loại trái cây khác và thịt, xôi, chè. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước.
Bánh chưng, bánh tét đặc sản Việt Nam
Bánh chưng (“chưng” trong “chưng cất”, nghĩa là hấp nước; nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở.
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn; lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt; cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương – mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn; là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh; và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam; là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng.
Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.
Bánh gai đặc sản Nam Định
Từ xưa, Nam Ðịnh vẫn có truyền thống làm bánh gai; lá gai ngay Cầu Ốc cũng có nhiều nhà trồng. Cách ăn cũng nghệ thuật. Bánh bóc làm sao khỏi dính lá, khi ăn sao cho khỏi rơi nhân.
Bánh tẻ đặc sản Thanh Hóa
Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa; vì có hình dáng giống cái răng bừa; là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam.
Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.
Bánh ít đặc sản Bình Định
Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo; nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai; vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu; vị bùi của đậu hòa quyện mà thành.
Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp lá chuối xanh; là hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng đầy hấp dẫn. Bánh ít lá gai là đặc sản của đất võ Bình Định; về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung.
Trên đây là 5 loại bánh lá đặc sản Việt Nam do trang JIA liệt kê, hầu như ai ai cũng biết. Chúng làm phong phú thêm cho nền ẩm thực Việt Nam chúng ta.
Nguồn: vietnamnet.vn