Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?
5 phút, 48 giây để đọc.

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có thể tăng năng suất trứng, hỗ trợ sức khỏe vật nuôi và tỷ lệ biến đổi thức ăn.

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với hai mùa nắng nóng quanh năm của Việt Nam, việc chăn nuôi gia cầm cũng gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là mùa nóng, bên cạnh các giải pháp thiết kế chuồng trại thông thoáng, trang bị quạt thổi, tăng cường vệ sinh tắm mát thì cung cấp vitamin cho gia cầm là vô cùng cần thiết. Bổ sung vitamin cho vào mùa nóng vừa giúp tăng sức đề kháng, vừa tăng cường chất lượng thịt và trứng cho gia cầm. Cùng JIA tìm hiểu giải pháp này ngay trong bài viết sau đây!

Cảnh báo sốc nhiệt

Tăng cường chất dinh dưỡng như axit amin và vitamin rất quan trọng để giảm bớt tác động có hại từ nhiệt độ cao của môi trường lên khả năng tiêu thụ thức ăn và nhu cầu trao đổi chất của vật nuôi.

Cảnh báo sốc nhiệt

Trong một dự án hợp tác, nhóm chuyên gia dinh dưỡng từ Mỹ, Pakistan, Trung Quốc và Ai Cập đã sử dụng Vitamin A, E để tác động lên sức khỏe của gia cầm cùng sản lượng và chất lượng trứng khi vật nuôi phải sống trong môi trường dễ bị sốc nhiệt.

Kết quả cho thấy, phụ gia thức ăn đã cải thiện tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR). Tuy nhiên, chất lượng trứng không thay đổi, dù một số chỉ số chất lượng máu của gia cầm đã thay đổi khi bổ sung vitamin vào thức ăn của vật nuôi. Nhóm chuyên gia kết luận, khẩu phần ăn bổ sung Vitamin A, E dưới dạng tách riêng hay hỗn hợp đều mang lại kết quả tốt trong việc giảm thiểu những tác động có hại của nắng nóng tới sức khỏe của vật nuôi; cuối cùng cải thiện hiệu suất tăng trưởng.

Tại sao gia cầm bị sốc nhiệt vào mùa nắng nóng?

Các loại gia cầm như gà, vịt, bồ câu… thường được bao phủ bởi một lớp lông dày và không có tuyến mồ hôi nên nhiệt độ cơ thể thường là 41.6 độ C. Do đó, nhiệt độ lý tưởng để chúng sinh trưởng và sinh sản rơi vào khoảng 18 – 24 độ C. Dù có khả năng tùy chỉnh nhiệt độ để thích nghi với môi trường sống nhưng gia cầm thường không chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Khi môi trường sống nóng lên; thân nhiệt gia cầm cũng tăng theo. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ gặp các triệu chứng sau:

  • Từ 26 – 32 độ C: Ăn ít, bỏ ăn
  • Từ 35 – 37 độ C: Sốc nhiệt (Stress nhiệt, thở nhanh, kiệt sức (biểu hiện tùy thuộc vào thời gian chịu nhiệt)
  • Từ 38 độ C trở lên: Gia cầm có thể chết vì nóng

Dấu hiệu nhận biết gia cầm bị sốc nhiệt trong mùa nắng nóng

Dấu hiệu nhận biết gia cầm bị sốc nhiệt trong mùa nắng nóng

Gia cầm bị sốc nhiệt có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Bạn cần dành thời gian quan sát, theo dõi và nhanh chóng bổ sung vitamin cho gia cầm khi phát hiện một số dấu hiệu sau:

  • Đúng rải rác, đứng tản ra, không đứng gần đàn
  • Miệng há ra, thở miệng gấp gáp
  • Biểu hiện mệt mỏi, mất sức
  • Đột nhiên uống nhiều nước hơn thường ngày

Hậu quả khi gia cầm bị sốc nhiệt

Tác hại lớn nhất của sốc nhiệt là khiến cho quá trình chuyển hóa bị sụt giảm khiến gia cầm chán ăn, bỏ ăn. Việc ăn ít làm cho nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu vận động của gia cầm; thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến suy giảm sức đề kháng; sụt cân, kích thước/ trọng lượng/ số lượng/ chất lượng trứng giảm sút.

Hậu quả khi gia cầm bị sốc nhiệt

Khi bị sốc nhiệt, thay vì thở bằng mũi như thường lệ; gia cầm chuyển sang thở bằng miệng để nhanh chóng giải nhiệt do nắng nóng. Tưởng chừng là cách hiệu quả tránh nóng nhưng hành động trên mang lại hậu quả khó lường. Không khí chứa ô nhiễm; chứa vi khuẩn sẽ đi thằng vào cơ thể vật nuôi thay vì đi vào khoang mũi có hệ thống lọc. Do đó nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng sẽ tăng cao.

Việc phổi phải tăng cường hoạt động khi trời nóng còn làm cho máu giải phóng lượng lớn chất Carbon Dioxide gây mất cân bằng axit máu (độ kiềm tăng) làm cho khả năng hình thành vỏ trứng bị suy giảm (đồng nghĩa với việc gia cầm đẻ ít trừng).

Bổ sung vitamin cho gia cầm – giải pháp để tăng cường chất lượng thịt, trứng

Khi gia cầm sốc nhiệt thì bổ sung nước uống; thức ăn là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận vì có thể gây phản tác dụng. Theo các nghiên cứu khoa học; trong tình huống này, việc cần làm là bổ sung vitamin cho gia cầm để giúp vật nuôi nhanh chóng lấy lại sức khỏe; tăng sức đề kháng.

Các loại vitamin cần thiết bao gồm:

Vitamin C

Tăng sức đề kháng, tăng cường quá trình trao đổi chất và các phản ứng oxy hóa giúp gia cầm giảm stress.

Vitamin E

Tăng cường chức năng gan, tăng sức đề kháng; tăng độ dày của vỏ trứng; cải thiện chức năng sinh sản (ở gia cầm đẻ trứng)

Vitamin A

Giúp gia cầm ăn ngon miệng, tăng sản lượng trứng

Các vitamin nhóm B

B1 (tăng cường chuyển hóa năng lượng nuôi cơ thể); B2 (hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể), B6 (an thần, có lợi cho con mái trong thai kỳ)…

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý thời điểm thích hợp cho gia cầm ăn vào mùa nắng nóng là lúc sáng sớm và chiều tối. Không nên cho ăn vào giữa trưa nắng nóng vì sẽ làm thu hẹp không gia sinh hoạt của gia cầm; khiến cho nhiệt độ nóng hơn. Về việc bổ sung nước cho gia cầm trong thời gian sốc nhiệt; bạn nên duy trì mực nước trong máng ổn định; đảm bảo sạch sẽ, an toàn để hạn chế tối đa việc lây lan mầm bệnh/ vi khuẩn. Các biện pháp giảm nóng trong thiết kế chuồng trại; đặt thêm quạt… cũng nên được cân nhắc sử dụng để chống sốc nhiệt cho gia cầm.

Trên đây là bài viết về “Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?”. Hi vọng với những thông tin này sẽ đem đến cho bạn những kiến thức hay và bổ ích nhất. JIA chúc bạn thành công!

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết

Vai trò quan trọng của thận đối với chăn nuôi gia cầm nhà nông nên biết

Thận là cơ quan bài tiết có chức năng rất quan trọng trong cơ thể gia cầm, giúp cho các …
Xem Chi Tiết
Chất chống oxy hóa nội bào Polyphenol - Nâng cao sức khỏe gia cầm

Chất chống oxy hóa nội bào Polyphenol – Nâng cao sức khỏe gia cầm

Ngày nay, việc tìm kiếm các phương pháp mới giúp giảm stress, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng …
Xem Chi Tiết
Cách sử dụng cỏ đuôi ngựa trong chăn nuôi - loại dược phẩm quý giá

Phương pháp sử dụng cỏ đuôi ngựa trong chăn nuôi – một loại dược phẩm quý giá

Giống cỏ đuôi ngựa quý hiếm đang được nghiên cứu để ứng dụng trong ngành công nghiệp chăn nuôi gia …
Xem Chi Tiết
Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết