Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm
7 phút, 50 giây để đọc.

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho chăn nuôi đã được quan tâm nghiên cứu, nhất là khi có những lo ngại về vấn đề chuyển các vi khuẩn gây bệnh sang người từ những vi khuẩn kháng kháng sinh do sử dụng các chất kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia cầm ở liều thấp.

Các nghiên cứu có liên quan đến acid hữu cơ và động vật thủy sản hiện nay chủ yếu tập trung vào khả năng tăng cường hấp thu phospho và các khoáng chất khác. Ngoài ra, chúng còn có các tác dụng khác như: Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại (nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh) tồn tại trong môi trường sống, trong thức ăn và trong cơ thể của động vật thủy sản; Cải thiện tốc độ tăng trưởng, gia tăng thành tích vật nuôi, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn.

Khái niệm Acid hữu cơ

Acid hữu cơ còn được biết đến với tên gọi acidifier; thường xuất hiện trong thành phần của các loại thức ăn công nghiệp. Giống như tên gọi, Acid hữu cơ là hợp chất hữu cơ có cấu tạo gồm một hoặc nhiều nhóm carboxyl. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy acid hữu cơ trong các loại thực phẩm hàng ngày; đặc biệt là các loại trái cây có múi. Khi tồn tại trong tự nhiên; loại chất này khá yếu nên an toàn với con người và động vật.

Khái niệm Acid hữu cơ

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thực hiện tại Đan Mạch (năm 2001) trên đàn lợn có trọng lượng từ 7 đến 30kg; có đến 40% cá thể thuộc nhóm được bổ sung Acid hữu cơ đạt tỉ lệ tăng trọng cao hơn so với các nhóm được bổ sung enzyme (9%); probiotic (14%) và hương liệu (19%). So với các loại thực phẩm bổ sung dùng trong chăn nuôi thì Acid hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đàn gia cầm, gia súc.

Trong sản xuất thức ăn công nghiệp acid hữu cơ chăn nuôi được phối trộn theo tỉ lệ hợp lý nhằm thay thế cho chất kháng sinh tăng trưởng; giúp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng khi dùng acid hữu cơ vì chúng có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn.

Acid hữu cơ được phân thành 2 nhóm:

  • Đơn chức: acid carboxyl mạch thẳng, acid phenolic, acid hydroxylic
  • Đa chức: acid carboxylic

Tác dụng của Acid hữu cơ

Tác dụng lên vi khuẩn gây bệnh và hệ vi khuẩn đường ruột của vật chủ

Acid hóa bột cá, nguyên liệu làm thức ăn; và thức ăn có thể giúp khống chế sự phát triển của vi khuẩn trong điều kiện bảo quản. Acid hữu cơ và sự phối trộn trong chế biến thức ăn có thể đem lại lợi ích như một chất điều chỉnh môi trường đường ruột (Gut Environment Modifier – GEM). Trong nguyên liệu thức ăn hoặc trong ruột; những acid hữu cơ như acid formic; benzoic và furamic ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng kích thích tăng trưởng

Cho đến nay, người ta đã chứng minh được việc thêm các chất kháng sinh vào thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản đã cải thiện tăng trưởng; và hệ số chuyển hóa thức ăn của vật nuôi.

Tuy nhiên, gần đây đã có sự gia tăng nhận thức của người tiêu dùng; và những người nuôi trồng thủy sản về nuôi trồng thủy sản bền vững; và có trách nhiệm; cũng như có quá nhiều tranh luận về các sản phẩm xuất xứ từ các quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài ra, EU đã cấm sử dụng tất cả kháng sinh trong thức ăn động vật vì việc sử dụng các kháng sinh ở nồng độ thấp trong thức ăn chăn nuôi sẽ có khả năng chuyển những gen kháng kháng sinh sang các vi khuẩn gây bệnh cho người và động vật.

Chính vì vậy, các acid hữu cơ; và muối của chúng đã được quan tâm sử dụng như là những phụ gia trong thức ăn chăn nuôi (được gọi là non-antibiotics) nhằm thay thế các chất kháng sinh.

Một số loại acid hữu cơ thường dùng và tác dụng của chúng

Một số loại acid hữu cơ thường dùng và tác dụng của chúng

Acid hữu cơ chăn nuôi có các tác dụng chính như: tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh; hỗ trợ cơ thể vật nuôi hấp thu vi khoáng; có lợi cho đường ruột và tụy; kích thích vi lông nhung phát triển. Acid hữu cơ gia cầm; và gia súc ít khi được dùng đơn lẻ. Thay vào đó người ta sẽ phối trộn từ 2 đến 4 loại acid hữu cơ khác nhau để tăng hiệu quả sử dụng.

Bạn có thể tham khảo một số loại acid hữu cơ phổ biến; và tác dụng của chúng ngay bên dưới:

  • Acid formic: có tính sát khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong đường ruột; và tăng lợi khuẩn. Nhờ đó vật nuôi hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, tăng sức đề kháng.
  • Acid butyric: sát khuẩn gram âm (-), gram dương (+), củng cố hệ miễn dịch đường ruột và giúp vật nuôi tăng sức đề kháng.
  • Acid lactic: làm giảm độ pH nhanh, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
  • Acid propionic: ngăn chặn nấm mốc phát triển.

Ngoài ra, các loại acid có mùi thơm như acid malic, acid fumaric, acid succinic… cũng được thêm vào thức ăn công nghiệp để kích thích vật nuôi ăn ngon miệng.

Lưu ý khi sử dụng acid hữu cơ khi bổ sung vào thức ăn

Ruột của vật nuôi chứa cả vi khuẩn có lợi và hại. Thông thường tỉ lệ giữa chúng được duy trì ở mức cân bằng, do đó cơ thể vật nuôi khỏe mạnh. Nếu chẳng may số lượng vi khuẩn hại gây bệnh tăng lên vì một nguyên nhân nào đó thì trạng thái cân bằng này sẽ bị phá vỡ. Lúc này hệ tiêu hóa của con vật bị rối loạn; dẫn đến bệnh. Lúc này acid hữu cơ chăn nuôi sẽ được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn hại; tăng cường vi khuẩn lợi.

Tuy nhiên, các acid hữu cơ bị phân ly sẽ không đi vào tế bào vi khuẩn mà sẽ đi thẳng xuống đường ruột nên chúng có tác dụng diệt khuẩn đường ruột; không có tác dụng diệt khuẩn. Trái lại, các acid hữu cơ không bị phân ly (hoặc bị phân ly ít) sẽ diệt khuẩn dạ dày và đi vào tế bào vi khuẩn; phát huy cơ chế diệt khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả của acid hữu cơ chăn nuôi; các chuyên gia khuyến nghị nên dùng song song 2 loại acid hữu cơ diệt khuẩn dạ dày và ruột.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng acid hữu cơ gia cầm, gia súc, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được công thức phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Tránh trường hợp lạm dụng acid hữu cơ dẫn đến các tác dụng không mong muốn.

Kết luận

Có thể thấy việc bổ sung acid hữu cơ vào khẩu phần ăn của vật nuôi là vô cùng cần thiết. Điều này giúp đàn gia súc, gia cầm tăng cường sức đề kháng, đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Hy vọng với một số chia sẻ trên, JIA đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về acid hữu cơ và những điểm cần lưu ý khi bổ sung chất này vào thức ăn công nghiệp.

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bí quyết nuôi cá tai tượng hiệu quả, đạt chất lượng

Cá tai tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loài các có giá trị kinh tế cao, là món …
Xem Chi Tiết
Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết