Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả
6 phút, 48 giây để đọc.

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt động bình nhưng nếu bị thiếu thì lại sẽ gây ra bệnh. Đặc biệt là vitamin A là loại chất không thể nào thiếu đối với gia cầm.

Dù là chất vi lượng, chỉ chiếm phần nhỏ trong khẩu phần dinh dưỡng nhưng vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của vật nuôi nói chung và các loại gia cầm nói riêng. Mỗi loại vitamin đảm nhận một vai trò nhất định. Nếu vitamin E giúp ổn định hệ thần kinh, vitamin K ngăn ngừa bệnh cầu trùng, vitamin B thúc đẩy trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, vitamin D chứa nhiều canxi có ích cho hệ xương… thì vitamin A đảm nhận vai trò chính yếu trong sự phát triển của gia cầm. Cùng JIA tìm hiểu chi tiết hơn: Tại sao cần bổ sung vitamin A cho gia cầm nhé!

Tìm hiểu về vitamin A đối với gia cầm

Vitamin A có đặc tính không tan trong nước; tan trong dầu mỡ nên bền vững hơn so với các vitamin khác tan trong nước.

Tìm hiểu về vitamin A đối với gia cầm

Vitamin A có tính chất tan trong dầu; chịu được nhiệt độ nhưng dễ bị phá hủy bởi các tia cực tím và các chất oxy hóa. Vì vậy cần bảo quản Vitamin A tránh ánh sáng và không khí.

Là loại vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản và kháng bệnh:

  • Về sinh trưởng: Cần cho heo đang thời lỳ tăng trưởng; nếu khẩu phần hằng ngày thiếu sẽ làm heo chậm lớn; khả năng cho thịt giảm.
  • Về sinh sản: Cần cho heo đực và heo nái trong việc sản xuất ra giao tử. Thiếu sẽ làm tinh dịch ít có tinh trùng hoặc tinh trùng có hoạt lực yếu; còn trên nái thì có ít trứng rụng; số thai đẻ sẽ ít. Nếu thiếu trầm trọng sẽ làm cho cả đàn heo con sinh ra không có tròng mắt.
  • Về sự kháng bệnh: Tham gia vào chức năng dinh dưỡng biểu mô: giúp da chống sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh; đồng thời giúp da và niêm mạc mau lành, giảm bớt sự xâm nhiễm mầm bệnh khi da bị tổn thương. Đây là chất cần cho thị lực, nếu thiếu sẽ dẫn đến tình trạng khô giác mạc và có thể mù mắt.

Vitamin A ở dạng caroten có nhiều trong các loại quả có màu vàng, đỏ, trong gan các loài động vật, thịt, trứng, sữa, dầu gan cá.

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm từ lâu đã trở thành chủ đề nhận được sự quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ thú y. Kết quả cho thấy rằng; ở gia cầm, các bệnh lý liên quan đến da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp… đa phần là do thiếu hụt loại vitamin quan trọng này. Nguyên nhân chính là do vitamin A đảm nhận vai trò tái tạo, khôi phục và duy trì tế bào biểu mô ở những cơ quan vừa nêu.

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm

Bổ sung vitamin A cho gia cầm đúng thời điểm và liều lượng giúp đàn gia cầm của bạn phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, giảm bệnh vặt, kích thích sự sinh trưởng. Thiếu vitamin A gây ra một số bệnh như:

  • Lông xù xì
  • Mất cơ, ốm yếu, sụt cân
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Sản lượng trứng giảm đột ngột
  • Hệ tiêu hóa kém, hoại tử đường ruột
  • Mắt đóng ghèn gây dính mi mắt hoặc nặng hơn là gỉ chuyển sang màu trắng sữa gây mù mắt

Dấu hiệu thiếu vitamin A ở gia cầm

Chế độ dinh dưỡng của các cơ sở chăn nuôi gia cầm sẽ ảnh hưởng đến việc các triệu chứng của tình trạng thiếu vitamin A sẽ xuất hiện như thế nào. Ở gia cầm trưởng thành thường gặp các triệu chứng như: lông bị xù, thân thể ốm yếu, gầy nhom. Ngoài ra, mắt của con vật còn có thể bị đóng ghèn hoặc mắt tiết dịch trắng sữa.

Dấu hiệu thiếu vitamin A ở gia cầm

Tiếp đến, bạn sẽ thấy gia cầm có hiện tượng chán ăn; bỏ ăn, dẫn đến số lượng trứng giảm đi đáng kể. Bên trong cơ thể vật nuôi ở vòm miệng, họng, thực quản có xuất hiện loạt mụn nước trắng li ti. Chúng nhanh chóng lan xuống ruột; gây nhiễm trùng đường tiêu hóa; hoặc nghiêm trọng nhất là hoại tử ruột.

Ở con non, đặc biệt là gà con thì triệu chứng thiếu vitamin có thể là do bị truyền từ gà mái sang. Nếu được nuôi dưỡng với chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A thì các dấu hiệu chán ăn; lớn chậm, vận động kém, buồn ngủ, xù lông, co giật… sẽ lần lượt biểu hiện sau 7 ngày (thời gian bộc lộ các triệu chứng này có thể xuất hiện sau 7 tuần nếu lượng vitamin A của gà mẹ dự trữ đủ nhiều).

Theo các chuyên gia chăn nuôi; lượng vitamin A cần và đủ đối với từng giai đoạn trưởng thành như sau:

  • Gia cầm trong giai đoạn sinh sản (cho trừng): 10.000 – 12.000 IU/ kg thức ăn
  • Gia cầm non trong giai đoạn sinh trưởng: 12.000 – 15.000 IU/ kg thức ăn

Một số cách bổ sung vitamin A hiệu quả cho gia cầm

Để duy trì sức khỏe và sức sinh sản cho đàn gia cầm thì bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa nước, tinh bột, chất béo, chất khoáng (Ca, P, Fe, Cu, K…) và các loại vitamin; đặc biệt là vitamin A thiếu yếu, đóng vai trò quan trọng quá trình sinh trưởng của vật nuôi.

Chắc hẳn trong chúng ta đều biết vitamin A có nhiều trong các loại quả có màu đỏ, cam, các loại rau có màu xanh sẫm, gà tây, thịt bò… Tuy nhiên hầu hết những loại thực phẩm con người dùng để bổ sung vitamin A không phù hợp với gia cầm. Vậy bổ sung vitamin A cho gia cầm bằng cách nào?

Đối với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình; cách bổ sung vitamin đơn giản nhất là trộn bắp vàng; bột cỏ và nguồn thức ăn hàng ngày. Tuy dễ thực hiện nhưng phương pháp này cũng gây ra không ít khó khăn vì vitamin A khi trộn dễ mất giá trị dinh dưỡng; khó bảo quản lâu. Các chất chống oxy hóa có thể giúp chúng ta giải quyết bài toán này. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng lựa chọn những chất oxy hóa tự nhiên; không gây hại cho vật nuôi.

Đối với những trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn (hoặc ngay cả hộ chăn nuôi) thì chọn dùng các loại vitamin tổng hợp; kết hợp với thức ăn chất lượng cao hoặc bổ sung vitamin A bằng đường nước uống. So với thức ăn, vitamin A có trong nguồn nước mang lại hiệu quả nhanh; mức độ hồi phục cao hơn. Do đó, bổ sung vitamin A cho gia cầm qua đường uống thường được áp dụng trong trường hợp vật nuôi cần tiếp thêm vitamin A khẩn cấp để cải thiện sức khỏe.

Tóm lại

Bổ sung vitamin A cho gia cầm cần được xuyên suốt; có kế hoạch cụ thể. Nhờ đó, đàn gia cầm của bạn sẽ sinh trưởng khỏe mạnh và đảm bảo sản lượng. Khi phát hiện các triệu chứng thiếu vitamin A ở gia cầm; bạn nên liên hệ với các chuyên gia thú y để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Trên đây là “Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả”. JIA Hi vọng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ với nhiều người cùng biết đến nhé!

Nguồn: animaid.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết