Liệt kê 5 bệnh thường gặp ở lợn và biện pháp phòng tránh hiệu quả

Liệt kê 5 bệnh thường gặp ở lợn và biện pháp phòng tránh hiệu quả
9 phút, 39 giây để đọc.

Chăn nuôi lợn đem lại lợi nhuận lớn cho các trang trại. Tuy nhiên, các bệnh thường gặp ở lợn gây nguy cơ giảm sản lượng. Những bệnh này đều có khả năng lan rộng và gây thiệt hại lớn. Đã có trường hợp cả trang trại lợn phải tiêu hủy vì công tác thú y chậm trễ. Vì thế, người chăn nuôi nên chủ động nắm bắt tình trạng đàn lợn để có biện pháp chữa trị hiệu quả.

Nuôi trồng không phải là một công việc đơn giản mà cần phải có kiến thức làm thì mới có năng suất cao. Khi nuôi lợn bà con nên nắm rõ những kiến thức thông tin cơ bản về một số các bệnh thường gặp của lợn để biết cách phòng bệnh tốt hơn cũng như tiết kiệm được chi phí cho dịch vụ thú y.

Bệnh dịch tả – Bệnh thường gặp ở lợn

Là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng; bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

Bệnh dịch tả - Bệnh thường gặp ở lợn

Triệu chứng của bệnh dịch tả

Trường hợp quá cấp tính: Bệnh phát ra nhanh, bỏ ăn, con vật ủ rũ, sốt cao, con vật co giật rồi chết, diễn biến bệnh trong vòng 1 – 2 ngày, tỷ lệ chết cao.Trường hợp cấp tính: Biểu hiện lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao kéo dài đến lúc gần chết, mắt đỏ có ghèn, chảy nước mũi, miệng bị loét phủ nhựa vàng ở lợi, hầu,… lợn thường bị nôn mửa, nhịp thở rối loạn. Lúc đầu lợn bị táo bón sau đó dẫn đến tiêu chảy phân bết vào mông, đuôi mùi rất thối có khi có máu tươi. Trên cơ thể có nhiều điểm xuất huyết, vào cuối kỳ bệnh, lợn đi loạng choạng hoặc không đi được do bị liệt.

Trường hợp mãn tính: Lợn bị tiêu chảy gầy yếu, lợn chết do kiệt sức, lợn có thể được chữa khỏi bệnh nhưng vẫn mang virus. Phổi sẽ bị xuất huyết và tụ huyết, niêm mạc bàng quang bị tụ huyết, xuất huyết, lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cư, gan bị tụ huyết xuất huyết, tim bị xuất huyết ở mỡ vành tim, túi mật có những điểm xuất huyết, thận có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như đầu ghim ở vỏ thận và tủy thận.

Cách phòng trị bệnh

Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình; khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần; để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.

Bệnh phó thương hàn – Bệnh thường gặp ở lợn

Do trực khuẩn Salmonella cholerae suis gây nên với đặc điểm gây bại huyết; viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi (trên heo cai sữa), gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái). Bệnh có thể gặp trên mỗi lứa tuổi của heo, đặc biệt là heo cai sữa (12 – 14 tuần tuổi). Ở lứa tuổi này heo bị nặng và dễ chết (tỷ lệ tử vong khoảng 50 – 80%). Bệnh còn có thể lây truyền từ heo qua bò, chó và người.

Triệu chứng

Bệnh xuất hiện nhiều ở lợn con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi; thường có triệu chứng giảm ăn, bú ít, uống nhiều nước lạnh, gặm tường, lông xù, đứng run run như bị sốt rét, ăn rau, nổi da gà, sờ tai lợn lúc đầu thấy nóng hơn bình thường về sau thấy tai lợn lạnh do cơ thể sốt cao, kiểm tra nhiệt độ thấy sốt cao. Phân lúc đầu bị táo, có màng nhầy màu đen. Khoảng 3 – 6 ngày thấy rìa tai, góc tai màu tím đỏ có hiện tượng xuất huyết; sau đó lan đi khắp cơ thể. Không chữa trị kịp thời lợn sẽ bị ho, khó thở, tim đập yếu rồi chết, suy nhược.
Trường hợp mãn tính con vật bị ỉa chảy, xen kẽ táo bón, thường phân lỏng vàng thối.

Phòng bệnh

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại; không nên nuôi lợn đã bị bệnh phó thương hàn.
  • Khi trong chuồng có con bị bệnh thì phải cách ly điều trị; những con chưa bị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị.
  • Chuông tại phải được phun thuốc sát trùng định kỳ.
  • Phòng lợn bằng vacxin; thông thường nên tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi; tiêm nhắc lại khoảng sau 1 tháng.

Điều trị

Bệnh phó thương hàn có triệu chứng rất giống với bệnh dịch tả và thường ghép với bệnh dịch tả. Mình phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị để kiểm tra xem có phải bị bệnh dịch tả hay phó thương hàn. Những loại thuốc có hiệu quả với vi khuẩn salmonella sinh ra bệnh phó thương hàn bao gồm: Oxytetramycin (ít có tác dụng), Flumequin (rất tốt), Colistine (Tốt), Amoxylin (Tốt), Neomycin( kém), Enrofloxacin ( tốt), Ampicyclin (tốt), Flophenicol (tốt), Kanamycin (Trung bình).

Lưu ý thuốc kháng sinh Streptomycin không có tác dụng với bệnh phó thương hàn.

Bệnh đóng dấu lợn – Bệnh thường gặp ở lợn

Nguyên nhân do Vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây nên.

Triệu chứng bệnh

  • Lợn nái mang thai: biểu hiện của bệnh đóng dấu gồm dễ đẻ non, biếng ăn, dễ xảy thai, sốt, tai hơi xanh.
  • Lợn nái giai đoạn đẻ, nuôi con: Lợn cũng thường mất sữa, tỉ lệ con chết cao, biếng ăn.
  • Lợn đực: Lợn thường lờ đờ, tinh dịch kém, bỏ ăn.
  • Lợn cai sữa, lợn trưởng thành: Lợn thường lông xơ xác, chán ăn.

Phòng bệnh đóng dấu ở lợn

Lợn khỏe mạnh: Để phòng bệnh bà con cần chọn giống lợn tốt chỗ uy tín; môi trường sạch sẽ; thoáng mát và tiêm phòng vacxin cho lợn định kỳ. Đặc biệt bà con cần chú ý kỹ đến chế độ ăn của từng giai đoạn của lợn.

Lợn mắc bệnh: Hiện nay thì chưa có thuốc đặc trị bệnh. Vì vậy bà con có thể tăng cường sức đề kháng cho lợn như phun thuốc sát trùng; tiêm thuốc kháng sinh định kỳ cho lợn.
Đây là một bệnh rất nguy hiểm bà con cần chú ý nhiều hơn đến trang trại của mình; để phòng chống bệnh tốt hơn.

Bệnh lở mồm long móng – Bệnh thường gặp ở lợn

Nguyên nhân: Virus Aphthovirus (7 chủng loại: O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3)

Bệnh lở mồm long móng

Triệu chứng

Thời gian bệnh 2 – 4 ngày, có thể đến 21 ngày, triệu chứng, lợn chảy nước dãi, sốt cao liên tục, xuất hiện những mụn nước ở vùng chân, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra. Lợn bị bệnh hay nằm, chán ăn.

Phòng bệnh

  • Tăng cường tuyên truyền để mọi người hiểu biết về triệu chứng, tác hại và cách phòng bệnh. Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo; định kỳ phun sát trùng.
  • Thức ăn, nước uống dùng cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
  • Thực hiện các quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng đúng theo Pháp lệnh Thú y.
  • Tiêm phòng vắc-xin lợn lần 1 từ 2 tuần tuổi trở lên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, rồi theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Chống dịch lở mồm long móng

  • Người chăn nuôi phải thường xuyên quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng lạ như sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt có mụn nước ở vùng miệng và quanh móng chân phải tiến hành cách ly ngay.
  • Báo ngay cho thú y và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp.
  • Phải tiêm phòng vắc-xin xung quanh ổ dịch, người tiêm phòng phải có trách nhiệm thực hiện an toàn sinh học không làm lây lan dịch.
  • Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên bà con chỉ có thể cho con vật ăn thức ăn mềm dễ tiêu, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo.
  • Xử lý các vết lở loét bằng cách rửa các loại thuốc sát trùng vào vết thương bị loét.
    Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc.

Bệnh viêm phổi địa phương – Bệnh thường gặp ở lợn

Bệnh viêm phổi địa phương - Bệnh thường gặp ở lợn

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 16 ngày, triệu chứng thở khó, hiện tượng ho xuất hiện sau 25 – 35 ngày hoặc 65 ngày. Có 4 cấp bệnh:

Cấp tính: Lợn thường có thể sốt nhẹ, tách đàn, ăn kém, đứng hoặc nằm ở góc chuồng.

Thứ cấp tính: Lợn ốm ho nhiều, há mồm thở nhanh, thóp bụng, sốt nhẹ. Bệnh thường diễn biến trong 2 tuần

Mãn tính: Lợn ho khô vào sáng sớm, sau khi ăn. Ho từng tiếng một hoặc từng hồi, thở nhanh, khó thở, có lúc bí đại tiện, sau bị ỉa chảy.

Ẩn tính: Thể này ít gặp, nếu có thì xảy ra ở lợn trưởng thành, lợn thịt. Lợn thỉnh thoảng ho, khó phát hiện, nên lợn thường bị chết bất thường.

Phòng bệnh

  • Vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, định kỳ khử trùng. Phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh thức ăn và nước uống, và có đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không bắt lợn vận động liên tục phải cho lợn có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Mua con giống từ những nơi an toàn, uy tín.
  • Phát hiện nghi vấn, phải cách ly ngay theo dõi bệnh tình chặt chẽ để có cách thức phòng trị kịp thời.

Điều trị

Phác đồ 1: Dùng thuốc Plastilin trộn vào thức ăn, nước uống với liều lượng 1g/2-3kg thể trọng.

Phác đồ 2: Dùng thuốc Cefadoc tiêm bắp với liều lượng 1ml/5-7 kg thể trọng; thuốc Polyvit tiêm bắp ( tăng sức lực cho lợn) với liều lượng 1ml/3-5kg thể trọng.

Phác đồ 3: Dùng thuốc Tylo Tialin tiêm bắp với liều lượng 1ml/5-7kg thể trọng, thuốc Polyvit tiêm bắp ( tăng sức lực cho lợn) với liều lượng 1ml/3 – 5kg thể trọng.

Phác đồ 4: Dùng thuốc Tylosin 10mg/kg thể trọng/ngày phối hợp với Kanamylin 20mg/kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp thịt ngày 2 lần, dùng liên tục đến khi lợn khỏi bệnh.

Bà con hãy chú ý thật kỹ những triệu chứng trên để phát hiện sớm các biểu hiện các loại bệnh. Trên đây JIA đã chia sẻ 5 loại bệnh hay gặp khi bà con không về sinh chuồng trại kỹ càng, lợn thiếu chất hay đặc biệt là do thời tiết giao mùa sinh ra ổ dịch. Hãy là một người chăn nuôi thông thái có đầy đủ kiến thức để chăm sóc chuồng trại vật nuôi thật tốt.

Nguồn: toplist.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết