Việt Nam xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên 1.600 tấn mở màn năm 2021

Việt Nam xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên 1.600 tấn mở màn năm 2021
6 phút, 57 giây để đọc.

Năm 2021, lô gạo 1.600 tấn “mở hàng” đầu tiên do Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất khẩu sang Singapore và Malaysia không thể tốt hơn; lên tới 750 đô la Mỹ một tấn. Gạo Việt Nam đã tìm được hướng đi vào các thị trường giá trị cao hơn; và kỳ tích năm 2020 đang được viết tiếp.

Lô gạo đầu tiên được xuất khẩu trong năm 2021

Chiều nay (13.1); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và UBND tỉnh Cần Thơ đã phối hợp tổ chức lễ xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên của năm 2021.

Đây là lô gạo xuất khẩu đầu tiên của năm 2021 với tổng khối lượng 1.600 tấn theo hợp đồng đã ký kết sang Singapore 450 tấn và Malaysia 1.150 tấn; gồm 2 loại gạo Jasmine 85 với giá 680 USD/tấn; và gạo Hương Lài giá 750 USD/tấn; do Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) thực hiện.

Lô gạo đầu tiên được xuất khẩu trong năm 2021

Đây là sự kiện có ý nghĩa tích cực ngay sau khi nước ta ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ngày 15.11.2020; bao gồm 10 nước thành viên ASEAN; và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do.

Theo ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, Malaysia và Singapore là hai thị trường thuộc nhóm 10 nước có kim ngạch lớn nhất trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tại lễ xuất khẩu gạo chiều nay, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao nỗ lực của doanh nghiệp Trung An; và các doanh nghiệp đang nỗ lực đưa những sản phẩm chất lượng cao ra thị trường; khẳng định giá trị của nông sản Việt trên thị trường thế giới.

Có giá cao kỷ lục

Gọi là kỳ tích bởi lẽ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát; không ít người cho rằng, lúa gạo cũng sẽ gặp nhiều khó khăn tương tự như các mặt hàng khác. Bởi ở thời điểm đó việc xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh, khiến nhiều đơn hàng của doanh nghiệp (DN) buộc phải hủy bỏ. Quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo từ cuối tháng 3 tiếp tục là lý do khiến hạt gạo gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên; trên thực tế, xuất khẩu gạo vẫn gây bất ngờ lớn.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan về kinh tế – thị trường Việt Nam

Theo chia sẻ của ông Đỗ Hà Nam

Những kỳ tích của ngành lúa gạo được ông Đỗ Hà Nam; Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lý giải, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu sử dụng lương thực ở nhiều quốc gia; là cơ hội cho gạo Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới. “Nỗ lực tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng chuyển mạnh từ lúa phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao; khiến gạo Việt Nam dễ dàng cạnh tranh hơn với những “đối thủ” lớn trên thị trường như Thái-lan; Cam-pu-chia – những quốc gia vốn nổi tiếng là có nhiều loại gạo ngon nhất thế giới”; ông Nam nhấn mạnh.

Tạo cơ hội cho lúa gạo Việt Nam tới thị trường Châu Âu

“Lực đẩy” của hoạt động xuất khẩu gạo còn đến từ việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới liên tục được thực thi, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (EVFTA); tạo cơ hội lớn cho lúa gạo Việt Nam “cập bến” thị trường châu Âu.

Tạo cơ hội cho lúa gạo Việt Nam tới thị trường Châu Âu

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương); dù ban đầu, hạn ngạch; mà Liên hiệp châu Âu (EU) cam kết cho Việt Nam chỉ 80 nghìn tấn; song việc chúng ta vào được thị trường này sẽ là bước đầu để các mặt hàng của Việt Nam có chỗ đứng tại châu Âu; là cơ sở để thâm nhập các thị trường khó tính khác. Việc được EU mở cửa thị trường cũng gián tiếp giúp gạo Việt khẳng định chất lượng bởi EU là một trong những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất thế giới.

Nhờ “lực đẩy” từ EVFTA, chúng ta đã liên tục có nhiều đơn hàng xuất khẩu với khối lượng lớn, giá trị cao hơn. Đơn cử, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã ký hợp đồng xuất khẩu 3.000 tấn gạo ST20 và Jasmine sang EU. Trong đó gạo thơm ST20 (gạo 5% tấm) được bán với giá hơn 1.000 USD/tấn; và gạo Jasmine có giá hơn 600 USD/tấn. Hoặc; Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã xuất khẩu thành công gạo VJ Pearl Rice và gạo thơm RVT sang Hà Lan; và Cộng hòa Séc với giá lên đến 1.040 USD/tấn.

Thành tích xuất khẩu trong năm 2020

Thành tích xuất khẩu trong năm 2020

Những tín hiệu tích cực đã giúp xuất khẩu gạo năm 2020 đạt khoảng 6,15 triệu tấn; trị giá 3,07 tỷ USD. Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so năm 2019, chủ yếu vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn; tăng 13,3% so năm 2019. Nhiều thời điểm, giá gạo Việt Nam đã vượt Thái-lan; vươn lên vị trí hàng đầu thế giới.

Chuỗi hạt ngọc mùa vàng

Ngay từ thời điểm đầu năm; thị trường gạo khu vực châu Á đã bắt đầu nóng trở lại khi hàng loạt khách hàng rất tiềm năng đang ráo riết mua vào; trong đó điển hình phải kể đến Trung Quốc; và Băng-la-đét… Nhiều nước khác có nhu cầu lớn về gạo thơm; gạo nếp, vốn là mặt hàng có lợi thế của DN Việt. Chưa kể; triển vọng xuất khẩu của Việt Nam còn rộng mở nhờ có thêm cơ hội từ một số thị trường mà chúng ta vừa ký kết FTA mới.

Cụ thể; trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN – EAEU FTA); đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA); gạo Việt xuất khẩu vào Anh sẽ được giảm thuế về 0% và không có giới hạn về hạn ngạch.

Chia sẻ định hướng xuất khẩu

Chia sẻ về định hướng xuất khẩu gạo trong tương lai; chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho biết; DN gạo nên tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo thơm; gạo giống Nhật; gạo dẻo; gạo nếp; giảm trồng các loại gạo cấp thấp. Bởi nếu Việt Nam sản xuất loại gạo cấp thấp sẽ không cạnh tranh được với gạo của Ấn Độ; và Pa-ki-xtan. Việc đầu tư gạo chất lượng cao vừa nâng cao giá trị xuất khẩu; đồng thời thâm nhập các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thuộc EU…

Giá gạo xuất khẩu tăng đã đẩy giá lúa gạo tại thị trường đồng bằng sông Cửu Long cả năm 2020 biến động theo chiều hướng tăng, với giá lúa thường tăng khoảng 1.500 – 2.000 đồng/kg; lúa chất lượng cao tăng khoảng 1.000 – 1.200 đồng/kg; tùy từng thời điểm; và mùa vụ. Đây có lẽ là thành tích quan trọng; và ấn tượng nhất; bởi thành tích xuất khẩu gạo sẽ đo được chính xác nhất bằng chính những hiệu quả mang lại cho người nông dân trồng lúa; những người đang tiếp tục gieo hạt ngọc tạo nên những mùa vàng bội thu.

JIA cám ơn bạn đã đọc.

Nguồn: nhandan.com.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bí quyết nuôi cá tai tượng hiệu quả, đạt chất lượng

Cá tai tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loài các có giá trị kinh tế cao, là món …
Xem Chi Tiết
Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết