Cần có một chiến lược dài hơi cho sản xuất giống cây trồng

Cần có một chiến lược dài hơi cho sản xuất giống cây trồng
8 phút, 47 giây để đọc.

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất lớn; nhưng từ trước đến nay, sản xuất giống của nước tôi mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của rất ít nông dân. Thị trường hạt giống cây trồng rộng mở và phụ thuộc vào việc nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài. Thực trạng này đòi hỏi người sản xuất giống phải có hướng đi mới để nâng cao chất lượng sản xuất giống.

Sản xuất giống cây trồng

Sản xuất giống cây trồng

Mục đích:

  • Duy trì, củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống.
  • Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà.
  • Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

>>> Xem thêm các bài viết về kinh tế – thị trường Việt Nam

Hệ thống sản xuất giống gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn một: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng (SNC):

  • Hạt giống SNC là hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết rất cao.
  • Tiến hành tại các xí nghiệp, các trung tâm sản xuất giống chuyên trách.

Giai đoạn hai: Sản xuất hạt giống nguyên chủng (NC) từ siêu nguyên chủng (SNC):

  • Hạt giống NC là hạt giống chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống SNC.
  • Tiến hành tại các công ty hoặc các trung tâm giống cây trồng.

Giai đoạn ba: Sản xuất hạt giống xác nhận (XN):

  • Hạt giống XN được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
  • Tiến hành tại các cơ sở nhân giống liên kết giữa các công ti, trung tâm và cơ sở sản xuất.

Nhìn nhận lại thị trường giống cây trồng từ thực tế

Nhìn nhận lại thị trường giống cây trồng từ thực tế

Những năm gần đây, ngành giống cây trồng Việt Nam đã cung ứng khoảng 50% nhu cầu giống ngô lai; 25% nhu cầu giống lúa lai, 30% nhu cầu giống lúa thuần cho nông dân bằng hạt giống xác định.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cho thấy; chất lượng một số cây trồng khác như; lúa lai, ngô lai và nhất là rau, hoa quả của Việt Nam vẫn thua kém nhiều quốc gia trong khu; vực và trên thế giới.

Ðáng chú ý, trong điều kiện mở cửa nền kinh tế; và hội nhập vào thị trường thế giới; nếu Việt Nam không chọn tạo được những giống cây trồng mới đáp ứng yêu cầu ngày càng; cao và đa dạng của thị trường; thì việc nhập nội các giống mới từ nước ngoài; và việc nhập khẩu hạt giống là điều tất yếu.

Theo hiệp hôi giống cây trồng cho biết thêm

Theo Hiệp hội giống cây trồng, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 15 nghìn tấn hạt giống lúa lai (trị giá khoảng 46 triệu USD), gần mười nghìn tấn hạt giống ngô lai (trị giá 30 đến 40 triệu USD); và phần lớn hạt giống rau lai F1 (trị giá cả trăm triệu USD).

Ðể chủ động nguồn giống, hạn chế nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn đã phê duyệt 19 dự án sản xuất giống cây trồng (giai đoạn 2006 – 2010). Ðến nay, 16 dự án đã hoàn thành; và hoàn thiện được 120 quy trình công nghệ nhân giống các loại lúa; ngô, chè, rau, cây ăn quả.

Tuy nhiên, các cơ quan nghiên cứu nhà nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng về giống cây trồng của nông dân do số lượng đơn vị nghiên cứu; sản xuất kinh doanh hạt giống còn hạn chế. Hiện cả nước có 415 đơn vị sản xuất; kinh doanh giống cây trồng, trong đó doanh nghiệp (DN) chiếm 59%; các Trung tâm giống cây trồng chiếm 31% và các thành phần khác chiếm 10%.

Tuy nhiên, không phải đơn vị sản xuất giống cây trồng nào cũng làm tốt chức năng của mình. Qua tìm hiểu được biết, rất ít doanh nghiệp chịu kết hợp với các viện để đầu tư vào nghiên cứu các giống mới do chi phí cao; cho nên thay vì đầu tư lâu dài; phần lớn chỉ tập trung nhập khẩu hạt giống về bán để hưởng chênh lệch giá.

Tình trạng các doanh nghiệp

Tình trạng các doanh nghiệp; trung tâm giống cây trồng đi buôn hạt giống đã gây nên không ít hệ lụy cho người sản xuất nói riêng; và ngành trồng trọt nói chung. Chỉ tính riêng năm 2011, Cục Trồng trọt thành lập 15 đoàn kiểm tra tại 63 tỉnh; thành phố và 665 tổ chức cá nhân sản xuất; kinh doanh giống cây trồng trên phạm vi cả nước. Kết quả cho thấy có 162 tổ chức; cá nhân (chiếm 24,4%) vi phạm về điều kiện sản xuất; kinh doanh giống cây trồng.

Mười trung tâm giống cây trồng cấp tỉnh; bốn công ty sản xuất giống cây trồng, ba Viện sản xuất kinh doanh giống cây trồng không có đăng ký kinh doanh giống cây trồng… Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay; Cục Trồng trọt đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng giống tại các tỉnh Tiền Giang, Ðồng Tháp, An Giang; và Kiên Giang, trong 133 mẫu lấy từ 35 đơn vị sản xuất kinh doanh giống lúa; có 18 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng hạt giống. Tại Gia Lai và Ðác Lắc; lấy 29 mẫu của tám công ty, đại lý thì tám mẫu không đạt quy chuẩn Việt Nam. Cần giải pháp tháo gỡ cụ thể

Giải pháp để xây dựng chiến lược dài hơi

Nghiên cứu chọn tạo giống tốt

Muốn có một nền công nghiệp hạt giống lớn mạnh cần có các yếu tố như: Nghiên cứu chọn tạo giống; sản xuất hạt giống; và khâu cuối rất quan trọng là kinh doanh hạt giống, đưa hạt giống đến với người nông dân.

Trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một chiến lược dài hơi cho phát triển giống cây trồng. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu chọn tạo giống, sản xuất; chế biến; bảo quản và cung ứng hạt giống phát triển mạnh mẽ nhằm xây dựng ngành công nghiệp hạt giống Việt Nam tiên tiến; không những có thể giảm bớt nhập khẩu; mà còn xuất khẩu giống ra thị trường khu vực. Do đó; Nhà nước cần xây dựng chiến lược tổng thể; và đồng bộ phát triển giống cây trồng; lựa chọn một số giống cây chủ lực để phát triển thương hiệu.

Nghiên cứu chọn tạo giống tốt

Đội ngũ tốt

Ngoài ra, trong chiến lược phát triển hạt giống; việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu; đội ngũ cán bộ làm công tác chọn tạo giống, hệ thống kiểm tra, giám sát; quản lý giống cây trồng… phải được quan tâm đúng mức.

Cần thay đổi phương thức quản lý; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp một cách toàn diện, triệt để; khuyến khích các giống mới (gồm cả dòng bố mẹ; và giống lai) được nghiên cứu chọn tạo trong nước có giá trị phục vụ sản xuất. Việc cấp kinh phí cần làm theo kiểu khoán gọn một lượng nhất định cho mỗi giống mới; thay cho việc cấp theo đề tài như lâu nay vẫn làm

Phương pháp để nâng cao năng lực sản xuất cây trồng

Ðể nâng cao năng lực sản xuất giống cây trồng, theo nhiều chuyên gia, việc gắn kết với doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Hiện nay chúng ta chưa thiết lập được hệ thống phân phối giống trong khi phải cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư cho một số doanh nghiệp lớn làm công tác nhân giống, để phục vụ sản xuất; không nên bó hẹp ở 18 viện; trung tâm nghiên cứu; và sáu trường đại học nông nghiệp như hiện nay.

Phương pháp sử dụng trong chọn tạo giống nên thay đổi từ kỹ thuật truyền thống bằng công nghệ sinh học hiện đại mới có thể chọn tạo được giống biến đổi gen (BÐG). Do đó; muốn chọn tạo được giống mới cạnh tranh được với những giống nhập nội yêu cầu tăng cường cho hoạt động phát triển nguồn gen, củng cố; và phát triển việc thu thập, duy trì, đánh giá; và sử dụng nguồn gen để tạo đầu vào giá trị cho hoạt động chọn tạo giống mới.

Tham gia với Trung tâm rau thế giới (AVRDC); và Hội nghiên cứu và phát triển lúa lai của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) để tiếp cận; thụ hưởng và chuyển giao các nguồn gen mới kháng bệnh của cây rau; và nguồn gen lúa lai nhiệt đới. Ðồng thời cổ phần hóa các trung tâm giống cây trồng tại các địa phương; để có điều kiện cung ứng đủ lúa giống xác nhận (30% nhu cầu lúa giống) cho nông dân sản xuất.

Phân bố của các công ty giống tốt

Hiện nay, phần lớn các tỉnh phía bắc đều có công ty giống cây trồng và phần lớn đã được cổ phần hóa. Ngược lại, các tỉnh phía nam hầu hết đều là trung tâm giống nông nghiệp; chỉ có bốn tỉnh (gồm Quảng Nam, Lâm Ðồng, Ðồng Nai; An Giang) là có công ty cổ phần. Trong 13 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ duy nhất An Giang có Công ty cổ phần BVTV An Giang. Vì vậy; trong Quyết định 2194 của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất giống giai đoạn ba (2011 – 2015) đã có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu nhân giống; và mở rộng giống cho sản xuất đại trà như vay vốn tín dụng, chính sách ưu đãi về đất đai…..

Giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất; chất lượng cây trồng. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao giá trị cho hàng nông sản Việt Nam; ngành nông nghiệp cần sớm tháo gỡ khó khăn và có biện pháp hoàn thiện công tác sản xuất giống cây trồng cho phù hợp điều kiện mới.

JIA cám ơn bạn đã đọc.

Nguồn: nhandan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết