Bật mí 6 lời khuyên nuôi gà hậu bị giúp tăng sản lượng trứng hiệu quả

Bật mí 6 lời khuyên nuôi gà hậu bị giúp tăng sản lượng trứng hiệu quả
9 phút, 39 giây để đọc.

Quản lý thể trọng theo độ tuổi là chìa khóa để tối đa hóa hiệu quả lâu dài ở gà đẻ hậu bị.

Gà đẻ hậu bị thường không phải chủ đề trọng tâm trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia dinh dưỡng; tuy nhiên một kế hoạch chăn nuôi thành công là chìa khóa cho hiệu quả lâu dài tốt hơn. Một con gà đẻ hậu bị trưởng thành sớm có thể bắt đầu đẻ trứng sớm hơn; nhưng nó sẽ tiếp tục đẻ trứng nhỏ; và số lượng ít hơn trong suốt chu kỳ đẻ; gà mái trưởng thành đúng thời điểm là chìa khóa trong bất kỳ kế hoạch chăn nuôi thành công nào. Dưới đây là 6 hướng dẫn đơn giản nhằm mục đích tạo ra đàn gà đẻ hậu bị tốt hơn; khi chuyển qua giai đoạn gà đẻ.

Tìm hiểu về gà hậu bị 

Gà hậu bị hay còn gọi là gà dò hoặc gà đẻ hậu bị là những con gà được nuôi với mục đích để chọn làm gà đẻ. Thường gà được nuôi từ 20 tuần tuổi đến trước khi đẻ được gọi là gà hậu bị. Ý nghĩa của tên gọi này chính là để nuôi chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản. Giai đoạn này rất quan trọng quyết định khá nhiều đến chất lượng gà; và chất lượng trứng trong giai đoạn sinh sản. Nếu chăm sóc tốt; đúng kỹ thuật thì sản lượng trứng gà ở giai đoạn sinh sản sẽ tốt hơn; và ngược lại.

Tìm hiểu về gà hậu bị 

Tham khảo thêm PP chăn nuôi gia cầm để năng suất đạt cao nhé!

6 Hướng dẫn giúp gà hậu bị tốt hơn, khi chuyển qua giai đoạn gà đẻ

6 Hướng dẫn giúp gà hậu bị tốt hơn, khi chuyển qua giai đoạn gà đẻ

Thể trọng khi thành thục chính là chìa khóa

Kích thước cơ thể, chiều dài thân; và thậm chí thành phần cơ thể không được coi là quan trọng như thể trọng theo độ tuổi khi nói đến việc đánh giá tình trạng của gà đẻ hậu bị hiện đại. Những con gà mái đẻ trứng trắng cần đạt thể trọng trung bình 1.250 gram lúc 18 tuần tuổi. Những con gà mái đẻ trứng nâu thì nặng hơn; cần đạt khoảng 1.500 gram ở độ tuổi tương tự.

Những giống gà nặng cân không chỉ ăn nhiều hơn trong giai đoạn hậu bị mà chúng còn tiếp tục ăn nhiều hơn do nhu cầu duy trì thể trọng cao hơn trong suốt cuộc đời. Ngược lại, những con gà mái nhẹ cân sẽ giúp tiết kiệm hơn khi nuôi; nhưng bất kỳ khoản tiết kiệm ban đầu nào cũng gây mất mát nhiều hơn sau này vì những con gà mái này không đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất trong thời gian dài.

Cho ăn theo thể trọng thực tế

Tất cả các công ty cung cấp giống đều có hướng dẫn kèm theo làm thế nào để đạt thể trọng tối ưu tùy theo giống của chúng. Các bảng; và biểu đồ này thường đi theo các mốc thời gian; và các hướng dẫn cho ăn một lượng thức ăn nhất định theo sự phát triển của gà mái mỗi tuần. Các thông tin đó nên được sử dụng làm cơ sở để hình thành bất kỳ hoặc tất cả các kế hoạch dinh dưỡng cụ thể trong trại.

Tất cả những con số thực tế này phải phản ánh điều kiện thực tại trang trại. Vì vậy, điều quan trọng là gà mái phải tăng trọng thường xuyên để khẩu phần của chúng có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với thể trọng thực; và điều kiện của chúng. Để đạt được mục đích này; điều quan trọng là phải cân đủ số lượng cá thể gà mái có thể làm mẫu đại diện (representative samples) cho toàn bộ đàn.

Gà mái nặng cân hơn sẽ duy trì sản lượng trứng cao trong thời gian dài hơn

Mặc dù đã có các hướng dẫn chính thức nhưng theo kinh nghiệm ở mức độ thương mại thường chỉ ra rằng những con gà mái hơi nặng hơn sẽ giữ sản lượng cao trong thời gian dài hơn. Trọng lượng tăng thêm này có thể khoảng 5% so với thể trọng khuyến nghị.

Mục đích của việc làm này là để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra trong thời gian đẻ trứng cao điểm; nếu cho đàn gà ăn ở mức “trung bình”; chúng ta không thể tránh khỏi việc những con gà cao sản không được ăn đầy đủ; và không lãng phí chất dinh dưỡng cho những con gà đẻ ít. Vì vậy, một vài gram thể trọng thường là có lợi; đặc biệt là đối với những con gà đẻ trứng thương phẩm. Chi thức ăn cần thiết để gà tăng vài gram thể trọng không đáng kể so với lợi nhuận mang lại khi gà đẻ thêm trứng.

Cho đàn gà thiếu cân ăn khẩu phần chất hơn trong thời gian dài hơn

Điều này cũng dễ hiểu; các loại bệnh địa phương thường làm cho gà chậm phát triển trong quá trình chăn nuôi. Như là trong trường hợp thời tiết nóng; sau khi dịch bệnh bùng phát hoặc cho gà ăn không đúng cách;… Vì vậy; trong quá trình cân mẫu định kỳ hàng tuần có thể thấy thể trọng thấp hơn mức trung bình theo độ tuổi.

Trong trường hợp này, gà hậu bị cần được cho ăn tăng lên hoặc giữ khẩu phần giàu dinh dưỡng lâu hơn cho đến khi chúng bắt kịp đà phát triển. Quá trình này nên diễn ra dần dần để tránh sự gia tăng đột ngột về thể trọng đòi hỏi phải hãm lại ngay khi gà mái đạt mức kỳ vọng. Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh rằng chúng ta nên chăn nuôi gà; theo điều kiện thực tế chứ không nhất thiết tuân theo mốc thời gian của bảng hướng dẫn một cách máy móc.

Đừng ngăn chặn sự tăng trưởng ở đàn thừa cân

Tương tự như thiếu cân thì đàn gà cũng có khả năng sẽ thừa cân so với dự kiến; thường là do người chăn nuôi muốn chắc chắn rằng gà mái có khởi đầu tốt. Khi đó, bạn nên tránh giảm thể trọng của gà mái đột ngột. Thay vào đó, chúng ta cứ tiếp tục cho gà ăn như vậy cho đến khi chúng đạt được thể trọng mong muốn theo tuổi.

Ngoài ra, chúng có thể được chuyển sang khẩu phần ở giai đoạn tiếp theo sớm hơn; hoặc đối với những giống gà rất nặng thì chúng ta cần kết hợp cả hai khẩu phần. Điều quan trọng là gia cầm tiếp tục phát triển; và không ngừng tăng trưởng (cho ăn gần với mức duy trì) cho đến khi chúng đạt được cơ thể vừa; và gọn.

Khẩu phần trước khi đẻ – cho ăn hay không cho ăn?

Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên dùng khẩu phần trước khi đẻ (pre-layer); trong hai tuần trước khi bắt đầu đẻ. Thông thường là từ 16 đến 18 tuần tuổi đối với hầu hết các giống gà. Khẩu phần này gần giống với khẩu phần cuối cho giai đoạn phát triển; ngoại trừ hàm lượng canxi. Trong trường hợp khẩu phần của gà mái giai đoạn phát triển có hàm lượng canxi dưới 1%; khẩu phần trước khi đẻ thường chứa gấp đôi lượng canxi này.

Việc bổ sung thêm canxi này nhằm bảo đảm gia cầm hấp thụ đủ hàm lượng canxi để đáp ứng nhu cầu canxi lớn hằng ngày của gà khi vào đẻ. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cũng e ngại về vấn đề rối loạn chức năng thận có thể xảy ra sau này do dư thừa canxi.

Điều này nên được đánh giá riêng biệt đối với từng đàn vào thời điểm giữa chu kỳ đẻ để xem liệu có cần thiết khẩu phần trước khi đẻ hay không; nếu cần thì cần trong bao lâu. Một số chuyên gia tin rằng khẩu phần trước khi đẻ là không cần thiết; nếu cho gà ăn khẩu phần trong giai đoạn đẻ trứng từ sớm; điều này thực tế hơn giúp giảm thiểu số khẩu phần cần quản lý.

Một vài lưu ý trong chăn nuôi gà hậu bị

Để nuôi gà hậu bị tốt không chỉ cần hiểu về kỹ thuật mà còn phải tùy theo từng giống gà khác nhau sẽ có cách chăm sóc; khẩu phần ăn khác nhau. Do đó, khi nuôi gà hậu bị các bạn nên tìm hiểu kỹ về giống gà đang nuôi để có cách chăm sóc phù hợp nhất. Bên cạnh đó; vẫn có rất nhiều bạn nuôi gà hậu bị nhưng không nắm rõ kỹ thuật dẫn đến mắc phải một số sai lầm cơ bản. Sau đây là một số lưu ý để các bạn không mắc phải những sai lầm khi nuôi gà hậu bị; và giúp gà chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn sinh sản:

Thể trọng của gà

Gà quá gầy hoặc quá béo chứng tỏ gà đang được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Cả hai trường hợp này đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng vào giai đoạn gà sinh sản. Gà quá gầy thường không dủ dinh dưỡng để đẻ trứng. Gà quá béo lượng mỡ trong cơ thể nhiều sẽ chèn ép bộ phận sinh sản khiến gà không đẻ được. Theo lời khuyên của các chuyên gia; tùy theo từng giống gà mà nên cho gà tăng trọng theo đúng biểu đồ phát triển. Trong giai đoạn gà hậu bị; nên cho gà tăng trọng cao hơn biểu đổ phát triển 5%; sẽ giúp giai đoạn gà sinh sản đạt năng suất tốt hơn.

Xử lý khi gà thiếu cân

Khi gà thiếu cân do dịch bệnh hay các yếu tố khác thì các bạn nên cho gà ăn thức ăn giàu dinh dưỡng hơn đến khi gà tăng trọng được theo biểu đồ phát triển thông thường.

Xử lý khi gà thừa cân

khi gà thừa cân; các bạn không nên bỏ đói gà mà chỉ nên giảm dần hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn của gà để gà dần đạt tới trọng lượng phù hợp. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột là điều các bạn nên lưu ý khi xử lý tình trạng gà bị thừa cân.

Chuyển đổi thức ăn cho gà hậu bị sang gà sinh sản

Thường người chăn nuôi sẽ cho gà hậu bị ăn cả thức ăn dành cho gà sinh sản vào 2 tuần cuối giai đoạn hậu bị. Tuy nhiên, điều này được nhiều chuyên gia đánh giá; là không cần thiết phải làm như vậy.

Như vậy, có thể thấy rằng gà hậu bị là một giai đoạn rất quan trọng giúp tăng hiệu quả chăn nuôi trong giai đoạn gà sinh sản. Giai đoạn này các bạn cần đặc biệt lưu ý rằng không nên nuôi kiểu vỗ béo; và chỉ nên cho gà tăng trọng tối đa 5% so với trọng lượng chuẩn của gà theo biểu đồ phát triển chuẩn.

Trên đây là 6 lời khuyên nuôi gà hậu bị giúp tăng sản lượng trứng hiệu quả. Nếu muốn đọc thêm tin tức bổ ích khác hãy truy cập: https://jia.vn/

Nguồn: nhachannuoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết