Trước đây, nhiều thực phẩm cũng như nông sản Việt Nam mà du khách Nhật Bản chỉ có dịp để thưởng thức sau khi đến Việt Nam du lịch hoặc mua từ Việt Nam chuyển sang mới có thì bây giờ đã chính thức có mặt và được bày bán tại Nhật Bản thông qua các kênh bán lẻ hiện đại. Vậy hãy cùng JIA theo dõi tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản nhé!
Mục lục
Việt Nam đã xuất khẩu thành công vải thiều sang Nhật Bản
“ Tuần lễ triển làm các loại sản phẩm doanh nghiệp năm 2020” đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh; kéo dài đến hết ngày 8 tháng 11 năm 2020. Tuần triển lãm có sự góp mặt của ông Nishitohge Yasuo hiện đang là tổng giám đốc của AEON Việt Nam; đã cho hay sau khi xuất khẩu thành công 5 tấn vải thiều sang thị trường khó tính Nhật Bản vào tháng 6 năm 2020 để bày bán trên chính hệ thống của mình. Hiện nay; tập đoàn đã chuẩn bị lên kế hoạch để tiếp tục tăng số lượng vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản.
Nhiều mặt hàng khác cũng được xuất khẩu qua Nhật Bản
Ngay tại thời điểm này, nhiều nhóm nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu qua Nhật Bản nhờ thông qua hệ thống siêu thị. Trong đó, tỷ trọng nhóm hàng may mặc chiếm khoảng 59% bao gồm các mặc hàng như áo thun, áo sơmi, giày dép, vali kéo; tỷ trọng nhóm hàng thực phẩm chiếm 34,6% bao gồm các loại nông sản như cà phê, thanh long, chuối, xoài… Đặc biệt, thủy sản cũng chiếm một con số khá lớn 1.200 tấn thủy sản đã được đóng sắn như cá ba sa, tôm,… cũng được xuất khẩu qua Nhật Bản vào năm 2019 thông qua hệ thống siêu này.
Nhiều loại thực phẩm, nông sản của Việt Nam mà trước đây du khách Nhật chỉ có thể thưởng thức khi sang Việt Nam hay mua từ Việt Nam mang về Nhật để làm quà hiện đã được chính thức nhập khẩu và bán tại Nhật Bản theo kênh chính ngạch.
Các mặt hàng chính được xuất khẩu sang Nhật Bản
Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bao gồm: Hàng dệt may, dầu thô, phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; hàng thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,…trong đó hàng dệt may đứng đầu với 2,18 tỷ USD, chiếm 17,63% tổng kim ngạch, tăng 21,54% so cùng kỳ; Đứng thứ 2 là dầu thô với 1,86 tỷ USD, chiếm 15,05%; giảm 18,88%; Phương tiện vận tải phụ tùng đứng thứ 3 với 1,69 tỷ USD, chiếm 13,64%, tăng 9,36%; tiếp đến máy móc phụ tùng 1,1 tỷ USD; chiếm 8,9%, giảm 2,55%; Hàng thủy sản 1,02 tỷ USD, chiếm 8,21%, tăng nhẹ 1,39%.
Phát biểu của ông Nishitohge Yasuo về việc xuất khẩu nông sản qua Nhật Bản
Kể từ năm 2015, tổng giá trị hàng hóa Việt Nam được AEON xuất khẩu sang Nhật Bản; đạt hơn 1,4 tỉ USD, với mức tăng bình quân hơn 120%/năm.
Theo ông Nishitohge Yasuo; một trong những chiến lược quan trọng của nhà bán lẻ Nhật là mở rộng quy mô tiêu thụ hàng Việt. Điều này cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Nhật về hàng Việt.
Trong hội chợ được tổ chức tại Nhật Bản gần đây; khách hàng Nhật Bản khá ưa chuộng các mặt hàng thực phẩm hằng ngày; nhóm đồ uống và sản phẩm nông sản như trái cây. Đặc biệt; trong nhóm thực phẩm hằng ngày, sản phẩm yogurt cà phê được khá nhiều khách hàng nữ ưa chuộng.
“Chúng tôi muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài; để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ các nhà cung cấp trong nước”; ông Nishitohge Yasuo nói đồng thời cho biết nhà bán lẻ Nhật; luôn mong muốn mở ra những cơ hội hợp tác mới; giúp doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường; góp phần phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.
Năm nay, Tuần lễ triển lãm sản phẩm có sự tham gia của 35 doanh nghiệp Việt; giới thiệu tới người tiêu dùng các sản phẩm đa dạng như thực phẩm đóng gói; chế biến sẵn… cũng nhận về được phản hồi tích cực.
Hãy cùng chuyên mục nông sản Việt Nam theo dõi những diễn biến mới nhất về giá cả cũng như tình hình xuất khẩu của nông sản Việt nhé! Chúc bạn có ngày làm việc hiệu quả
Nguồn: tuoitre.vn