Cách để cam quýt ra hoa trái mùa mà không cần lạm dụng thuốc kích thích

6 phút, 54 giây để đọc.

Vào các tháng 6 – 7 âm lịch, tiến độ tưới nước nhanh và ngừng tưới nước để cây có thời gian “nghỉ ngơi”. Trời mưa nên tưới cây vào ngày nắng để “đánh thức” cây. Vậy làm thế nào để xử lý các loại cây trồng kém năng suất, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao mà không sử dụng quá nhiều thuốc có hại, hóa chất gây kích ứng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách để cây họ cam quýt ra hoa trái mùa, giúp bạn tăng hiệu suất kinh tế.

TÌnh hình giá thành cam quýt

Đối với các loại cam quýt, thời gian cho thu hoạch chính vụ là vào tháng 9, tháng 10 hằng nằm, cũng vào thời điểm này rất nhiều loại cây ăn trái khác cũng cho thu hoạch nên giá cam sẽ chỉ bán được từ 5.000 – 10.000đ/kg, như vậy hiệu quả kinh tế mang lại rất kém, ảnh hưởng rất nặng đến kinh tế của các nhà vườn trồng cam. Trước những thực tế đó những năm gần đây một số nhà vườn đã tìm biện pháp xử lý để cho cam quýt ra hoa nghịch vụ để thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch năm sau. Theo các nhà vườn nếu thu hoạch tại thời điểm này giá bán cam quýt tại vườn có thể lên đến 40.000 – 50.000đ/kg việc tiêu thụ cũng dễ dàng hơn.

Biết rằng thu hoạch cam quýt ra nghịch vụ rõ ràng mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với chính vụ, tuy nhiên các nhà chuyên môn cũng khuyến cáo khi áp dụng khoa học kỹ thuật để xử lý cam quýt nghịch vụ nhà vườn nông dân cần chú ý khả năng ra hoa của cây, tránh sử dụng hóa chất không đúng cách làm cây suy kiệt, bên cạnh đó cam quýt ra hoa nghịch vụ trùng với mùa mưa nên cây thường bị nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại làm thất thu năng suất đáng kể nếu nhà vườn không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Để cây ra hoa trái mùa có tốt không? 

Đối với việc canh tác cây có múi thì việc xử lý cây có múi cho hoa nghịch vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nhà vườn, bởi vì nếu cam quýt mà thu hoạch khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch thì sẽ trùng với nhiều loại trái cây khác do đó giá cam quýt thường thấp, nếu xử lý cho hoa thu hoạch từ tết âm lịch đến khoảng tháng tư tháng năm thì giá sẽ rất cao (gấp 2, 3 lần so với chính vụ).

Hiện nay, có nhiều nhà vườn đã quen với việc xử lý cho cây trồng ra hoa đậu trái nghịch vụ bằng các loại thuốc kích thích, thuốc BVTV.. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá các loại thuốc này thì chẳng khác nào con dao hai lưỡi do giá thành cao, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người và làm giảm tuổi thọ của cây.

Để góp phần khắc phục và hạn chế những cách làm cũ, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bà con để tìm hiểu kỹ các bước xử lý cho cam, quýt ra hoa đậu quả nghịch vụ mà không cần lạm dụng đến hóa chất và thuốc kích thích, thuốc BVTV, mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

>> Xem thêm các bài viết về Kỹ thuật trồng trọt khác

Kỹ thuật giúp cây ra hoa trái mùa

Sau thu hoạch quả

Sau thu hoạch quả

– Bón vôi: Sau khi cuốc đất làm đứt rễ bà con nên phơi khô từ 5-7 ngày sau đó mới bón vôi. Bón vôi bột 1kg/gốc

– Bón phân: Sau khi bón vôi từ 5-7 ngày thì tiến hành bón phân

+ Phân hữu cơ đã ủ hoai mục với Nấm đối kháng Trichoderma NANO: Bón 10-20kg/gốc

+ Phân Urê: 200g

+ Phân DAP: 100g

+ Đậu tương nghiền nhỏ: 1-2,5 kg/gốc tùy tuổi cây

Lượng phân này cũng sẽ chống lại hiện tượng cây ra trái cách niên (tức năm có, năm không). Việc sử dụng Nấm đối kháng trichoderma là rất quan trọng, để ngăn chặn sự xâm hại của tuyến trùng và nấm bệnh gây thối rễ trên cây trồng.

– Phun sương qua lá bằng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái. Theo tỷ lệ 1:2000

Trong thời gian ra hoa

– Hái bỏ trái vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch.

– Vào tháng 6-7 âm lịch tiến hàng xiết nước và ngưng tưới để cho cây có thời gian “ngủ nghỉ”. Đến khi có mưa, “đánh thức” cây dậy bằng cách tưới thêm vào những ngày nắng.

– Bón phân: 200g DAP + 50g KCl hoặc 200g AT2. Nửa tháng sau cây ra hoa khoảng 50%.

– Kết hợp phun Chế phẩm Vườn Sinh Thái qua lá. Theo tỷ lệ 1:2500. Cách 7-15 ngày phun 1 lượt. Đến khi cây ra hoa rộ thì dừng phun.

– Tháng 8 âm lịch bón phân bằng 1/2 đợt vừa rồi cho cam ra hoa đợt hai.

– Tháng 9 bón phân liều lượng bằng đợt vừa bón cho cam ra hoa đợt ba.

Nuôi trái, chăm sóc trái

– Bón phân: 200g NPK 20-10-15 cho một cây.

– Phun phun Chế phẩm Vườn Sinh Thái qua lá. Theo tỷ lệ 1:2500. Cách 7-15 ngày phun 1 lượt >> Để giúp cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Hạn chế hiện tượng rụng trái non

– 1 tháng sau bón phân bằng 1/2 đợt bón nuôi trái lần đầu và phun phân bón lá lần hai.

– Neo trái, chống hiện tượng rụng trái: Bón thêm 100g NPK 20-10-15 cho mỗi cây. Đợt này không nên phun phân bón lá vì trái cam không còn lớn và dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển trái sẽ bị đen.

Ngừa sâu bệnh

– Nếu có điều kiện, dùng túi chuyên dụng loại 16 x 20cm bao trái lại. Vào ngày thứ 45 sau đậu trái nhằm bảo vệ trái không bị da lu; da cám do nhện, ngài (bướm), ruồi, bọ xít, nấm… đeo bám.

– Nuôi kiến vàng: Kiến vàng là loài có lợi cho các loại cây có múi vì nó tấn công các loại sâu ăn lá; sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, sâu đục bông, bọ xít; rầy chổng cánh và xua đuổi các loài bướm tới đẻ trứng hoặc ăn ấu trùng của sâu, nhện… Vì vậy nếu có điều kiện nên hốt ổ kiến vàng thả nuôi; hoặc giăng dây dẫn dụ chúng từ các cây khác; bò sang vườn cây của mình.

– Tưới nước: Tưới bằng mô tơ điện hoặc bơm nước bằng máy dầu ở những nơi không có điện (để đỡ tốn nhiên liệu). Phun trực tiếp vào gốc, lá cây và trái (nếu không bao trái); phun gần sẽ tạo áp lực mạnh làm cho ấu trùng, sâu, nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng… hạn chế rất nhiều do không có khả năng đeo bám.

Lưu ý nhỏ

Lưu ý nhỏ

– Thu hoạch cam, quýt vụ nghịch vào khoảng tháng 1,2,3 âm lịch là chuyện dễ dàng vì không cần sử dụng phân và thuốc kích thích, cây vẫn ra hoa bình thường, nhưng thời điểm này giá thành cam chỉ ở mức trung bình, khoảng 4.000 – 5.000đ/kg.

– Điều khiển sao cho thu hoạch cam vào khoảng tháng 4 – 5 âm lịch lúc thị trường cần và khan hiếm sẽ bán được giá cao hơn, khoảng 15.000 – 20.000đ/kg, gấp 6 lần so với vụ thuận.

– Nên tuyển chọn hái bỏ bớt trái xấu, giữ lại những trái đẹp, kích cỡ đồng đều sẽ bán được giá cao, cây sẽ kéo dài thêm tuổi thọ.

Qua bài viết này bạn có thể biết thêm một số kỹ thuật kích thích cây ra hoa mà không cần dùng đến thuốc kích thích. JIA hy vọng bạn sẽ thành công với cách mà chúng tôi sưu tầm này.

Nguồn: vuonsinhthai.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

đậu tương

Học hỏi cách ủ phân đậu tương để bón cho cây trồng

Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng …
Xem Chi Tiết
khoai lang

Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất …
Xem Chi Tiết
mít

Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy …
Xem Chi Tiết
dưa hấu

Chia sẻ phương pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại dưa hấu

Bọ trĩ là một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến với nhà nông. Chúng thường xâm hại lúa, …
Xem Chi Tiết
cà chua

Làm thế nào để trồng và chăm sóc cây cà chua tạo nên năng suất cao?

Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy …
Xem Chi Tiết
chanh

Khám phá phương pháp phòng trị nhện đỏ gây hại đến cây chanh

Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi

Những quy trình phòng trị bệnh cá rô phi nuôi lồng, bè tại hồ Sơn La

Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết