Trồng nấm sò khác với các loại rau, củ thông thường nhưng bạn vẫn có thể tự trồng tại nhà bằng Kỹ thuật trồng nấm đơn giản sau đây.
Trồng nấm tại nhà hiện nay đã và đang dần trở thành một trong những xu hướng nổi bật của năm 2020 và cũng hình thành nên sở thích chung của khá nhiều người có lối sống xanh, thích ăn nấm tự nhiên hoặc thường xuyên ăn chay.
Mục lục
Trồng nấm tại nhà
Mặc dù việc tự trồng nấm tại nhà không phải là mới vì trước đây đã từng có nhiều người làm rồi. Nhưng trong những năm gần đây, nhất là 2019 trở đi trào lưu này càng rộ hơn nhiều và thúc đẩy nhiều người tìm hiểu đến cách trồng nấm tại nhà nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình trẻ cũng rủ nhau mua phôi nấm về để trồng nấm tại nhà cho vui với mong muốn có được những trải nghiệm thú vị khi làm “nông dân” và cho con trẻ có cơ hội cùng trải nghiệm và có sản phẩm nấm sạch tự nhiên để sử dụng luôn.
Trồng nấm dễ hay khó sẽ phụ thuộc vào kiến thức, sự am hiểu về nấm, kinh nghiệm nuôi trồng nấm và số lượng phôi nấm sẽ chăm sóc là chủ yếu.
Nếu bạn đang tự trồng nấm tại nhà, mỗi ngày chỉ chăm vài chục phôi nấm thì khá đơn giản và dễ chăm sóc, nó không đòi hỏi phức tạp nhiều kinh nghiệm hay kỹ thuật nuôi trồng nấm như tại nông trại mỗi ngày chăm đến hàng chục, hàng trăm ngàn phôi nấm.
Có thể trồng nấm sò quanh năm
Trong căn nhà nhỏ nhắn của bạn, cần nên chọn một nơi thoáng mát và có ánh sáng tự nhiên như góc nào đó trong nhà tùy bạn chọn, góc đó không bị tối (thiếu ánh sáng tự nhiên) là được.
Nơi đặt phôi nấm cần tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh có mưa tạt lên bịch phôi nếu bạn không muốn phôi bị hư. Nơi đặt phôi nấm cũng phải tránh gió để khi ra nấm mà gặp gió là nấm sẽ bị quéo và khô nhé các bạn.
Nấm sò có thể trồng quanh năm, tùy theo điều kiện nhiệt độ của từng vùng và từng nhóm giống mà ta có thể thực hiện. Nhiệt độ thích hợp với nấm sò là:
– Nhóm giống nhiệt độ chịu lạnh từ 13 – 20oC.
– Nhóm giống chịu nhiệt độ cao từ 24 – 28oC.
Nhưng thời vụ thuận lợi nhất từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Kỹ thuật chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu: Chủ yếu là rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa…Lượng nguyên liệu tối thiểu làm một lượt là 300 kg.
Xử lý nguyên liệu:
– Xử lý rơm rạ bằng nước vôi với tỷ lệ 4 kg vôi đã tôi/1.000 lít nước. Ngâm rơm rạ trong nước vôi từ 15 – 20 phút rồi với ra để ráo nước. Ủ rơm bằng cách kê kệ ủ sao cho vuông vắn, có cọc ở giữa đống để thoát hơi. Rải từng lớp rơm rạ lên kệ ủ rồi giẫm nhẹ, sau đó lấy nilon bọc xung quanh đống ủ để giữ nhiệt.
* Ủ nguyên liệu: (Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà số ngày ủ tăng giảm khác nhau)
– Sau 3 – 4 ngày ủ rơm tiến hành đảo đống ủ, trong quá trình rỡ đảo cần kiểm tra độ ẩm đống ủ. Nếu vắt nguyên liệu thấy nước chảy nhỏ rọt ướt vân tay là được. Nếu thấy khô bổ sung thêm nước trực tiếp vào rơm rạ; nếu ướt cần phơi rơm để khi đảm bảo đủ độ ẩm rồi ủ lại như ban đầu.
– Ủ tiếp 3 – 4 ngày sau đó, kiểm tra độ ẩm như lần 1; nếu đảm bảo yêu cầu thì đảo rơm rồi ủ lần 2. Sau 3 – 4 ngày dỡ đống ủ rồi băm rơm thành từ đoạn dài 10 – 15 cm; rồi ủ lại trong thời gian 2 ngày. Sau đó kiểm tra thấy rơm rạ đã chín đều và đủ độ ẩm thì tiến hành cấy giống. (Nếu có điều kiện hấp nguyên liệu trước rồi cấy giống trong phòng vô trùng sẽ hạn chế được tỷ lệ nhiễm bệnh ở nấm và phát triển nấm dại).
Kỹ thuật trồng
– Chuẩn bị: Túi nilon kích thước 30 x 45 cm, bông nút, dây chun. Túi nilon phải được gấp đáy. Giống nấm phải có mùi thơm dễ chịu, không có mùi chua, không có các đốm kỳ lạ,..
– Đóng bịch, cấy giống: Cho nguyên liệu vào túi đã chuẩn bị, dùng tay ấn nhẹ rồi điều chỉnh lớp nguyên liệu đó sao cho dày từ 5 – 7 cm, sau đó rắc một lớp nấm xung quanh thành túi. Làm 3 lớp như vậy, lớp trên cùng rắc đều trên bề mặt (trừ khoang miệng túi nút bông), sau đó lấy một lượng bông bằng miệng chén uống nước nút bông rồi quấn dây chun chặt nút bông.
– Yêu cầu: Bịch đã cấy giống căng tròn, độ nén vừa phải, trọng lượng bịch từ 2,4 – 2,7 kg. Sau khi cấy giống, bịch giống đưa vào nhà ươm thoáng mát, sạch sẽ. Tỷ lệ cấy giống: 16 – 20 bịch/1kg giống (tương đương 4,0 – 4,5 kg giống/ 100 kg rơm rạ khô).
Ươm giống cây nấm
Sau khi cấy giống 20 – 25 ngày (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết), kiểm tra để rạch bịch. Khi thấy sợi nấm đã ăn xuống đáy bịch. Rạch 6 – 8 đường dài khoảng 5 – 6 cm, các đường rạch đều so le nhau.
Chăm sóc cây nấm và bệnh của nấm
– Chăm sóc: Sau khi rạch bịch 4 – 6 ngày chưa cần tưới nước vào bịch. Khi thấy nấm mọc ra từ các vết rạch; tùy theo lượng nấm ít hay nhiều; độ ẩm không khí cao hay thấp để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp ( tưới dạng phun sương), tưới 4 – 6 lần/ngày.
– Tác nhân gây bệnh hại nấm:
+ Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống 7 ngày. Nguyên nhân chủ yếu do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt. Vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức; thiếu độ thông thoáng hoặc giống nấm bị mắc bệnh từ trước.
+ Nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc do quá trình tưới nước vào các vết rách, do vệ sinh kém sau khu thu hái.
Thu hoạch nấm
– Thu hoạch: Thu hái nấm khi bầu nấm bằng chén uống nước nhỏ. Lưu ý phải hái hết phần gốc trên bịch nấm. Mỗi lứa thu hái làm 3 – 4 đợt. Sau mỗi đợt thu hái 3 – 4 ngày không tưới, khi thấy tại những vết rạch xuất hiện quả thể nấm mới tưới nước. Thời gian thu hái nấm từ 30 – 45 ngày kể từ lần hái đầu tiên. Lưu ý thời gian thu nấm có hiệu quả nhất là từ lần hái đầu tiên đến 30 ngày sau. Từ ngày thứ 30 trở đi nếu thấy bịch nấm bị xẹp xuống (ngót đi); ta dùng tay ép bịch nấm xuống rồi lấy dây buộc sát vào nguyên liêu như phương pháp buộc ban đầu, sau đó chăm sóc và thu hái bình thường.
Với những kinh nghiệm và kĩ thuật mà JIA mang đến cho bạn mong rằng bạn sẽ thành công trong việc trồng nấm sò này.
Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn