Kỹ thuật chăm sóc đúng cách vườn cây cà phê sau thu hoạch

7 phút, 17 giây để đọc.

Vườn cây cà phê sau khi thu hoạch sẽ mất sức sinh trưởng. Chúng cần có thời gian để ra hoa mới và quả. Để tránh cây bị thoái hóa, suy giảm chất lượng vụ thu hoạch. Thì việc bảo quản cà phê sau thu hoạch đúng cách là rất quan trọng và cần thiết

Để cây cà phê phục hồi nhanh sau thu hoạch, sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao và nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê. JIA gợi ý cho bà con cần nắm vững quy trình kỹ thuật sau đây.

Thu hoạch cà phê

Thu hoạch cà phê

Trong quá trình thu hoạch cà phê cần chú ý không làm gãy cành. Tuốt quá nhiều lá nhất là những chùm lá và mầm hoa ở đầu cành sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ sau.

Chất lượng của cà phê phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm thu hoạch và kỹ thuật chế biến sau thu hoạch. Thông thường tại Tây Nguyên các tỉnh Gia Lai và Kom Tum thường thu hoạch cà phê vối vào tháng 10- 12, tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng thời gian tháng 11 đến tháng 1.

Đối với cà phê chè thì thường thu hoạch vào tháng 8 đến tháng 10. Riêng Đức Trọng thường thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 và Đà Lạt là tháng 12 đến 2. Tuy nhiên bà con cần căn cứ vào độ chín của quả cà phê để có thời điểm thu hoạch hợp lí nhất. Để cho ra nguyên liệu cà phê đạt chất lượng cao.

Cà phê cần được thu hái bằng tay khi tỷ lệ quả chín trên cây đạt 95%. Nếu vào cuối mùa thì tỷ lệ này có thể thấp hơn.

Khi thu hoạch bà con cần chuẩn bị bạt sạch trải ở dưới tán cây. Để quả hái không bị dính đất hoặc lẫn với những quả rụng dưới đất sẽ rất dễ tạo ra nguy cơ lây lan nấm tạo ra OTA rất cao.

Khi hái cần dùng những ngón tay bứt quả; xoay nhẹ để quả rơi xuống bạt. Không nên tuốt cành, đối với cà phê chè không nên bứt cả chùm sẽ làm ảnh hưởng đến mần hoa bên dưới.

Nên thu hoạch theo từng cây và đi theo từng hàng. Đối với những vườn cà phê chín sớm cần được thu hoạch trước.

Kỹ thuật chăm cây sau thu hoạch

Đối với chăm sóc vườn cây cà phê giai đoạn sau thu hoạch. Sau khi thu hoạch cây cà phê cần thời gian để phục hồi và tập trung dinh dưỡng cho quá trình phân hóa mầm hoa. Do đó cần tập trung áp dụng các biện pháp chăm sóc như sau:

Cắt tỉa cành

Cắt tỉa cành

Việc cắt tỉa cành sẽ giúp kích thích cây nhanh phục hồi và phát triển cành thứ cấp, phân hóa mầm hoa. Tỉa cành tạo tán giúp cho cây được cân đối. Phân bố đều ánh sáng và các cành mang quả, để thuận lợi cho việc chăm sóc; thu hoạch và để cây được thông thoáng giúp cây hạn chế được sâu bệnh.

Thời gian cắt tỉa: Sau thu hoạch từ 15-20 ngày. Chọn thời điểm nắng ráo

Loại cành cần cắt tỉa:

– Cành chết, cành khô, bị sâu bệnh.

– Cành già, cành bị dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất.

– Cành tăm, các chồi vượt, chồi nằm sâu trong tán lá, cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, hay chen chúc nhiều cành trên cùng 1 đốt.

– Những cành đã cho quả hầu hết ở các đốt và chỉ còn chừa một số đốt ở ngọn, mà cành thứ cấp đã bắt đầu phát sinh thì nên cắt bỏ đoạn phía ngoài, để cây tập trung nuôi cành thứ cấp sẽ mang trái.

Lợi ích của cắt tỉa

– Tỉa cành tạo cho cây có bộ tán cân đối

– Giúp cành quả phân bố đều

– Tạo điều kiện tốt cho việc chăm sóc, thu hái

– Hạn chế sự phá hoại của sâu bệnh

♦ Lưu ý: Khi tỉa cành các bạn nên dùng cưa hoặc kéo sắc để tỉa cành, tránh làm sứt cành.

Dọn dẹp vườn

Sau khi cắt tỉa cành, cần dọn dẹp sạch để vườn thông thoáng. Sử dụng dung dịch đồng đỏ phun rửa vườn để phòng ngừa rong rêu, tảo đỏ, nấm hồng,…

Bón phân 

Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn. Cây cà phê sau khi thu hoạch xong sẽ bị mất đi phần lớn dinh dưỡng, làm cây suy kiệt. Vì thế việc bón phân cung cấp dinh dưỡng kịp thời để cây phục hồi tốt, chuẩn bị cho lần ra hoa vụ sau rất quan trọng.

Bà con nên sử dụng phân vi sinh hoặc phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai bằng Nấm đối kháng Trichoderma để giúp đất tơi xốp, gia tăng các hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, hạn chế tuyến trùng và những nấm bệnh gây hại có trong đất.

Bón phân bằng cách rải phân xung quanh gốc (không rải sát gốc hay bón trực tiếp vào gốc). Có thể trộn phân bón với đất và vun thành bồn ở gốc cây; giống như hình chóp nón. Và tạo rãnh xung quanh mép tán cây cà phê để bón phân. Chiều rộng của rãnh sẽ thay đổi theo độ rộng của tán cây. Chiều sâu của rãnh từ 30 – 40 cm; rộng khoảng 30 cm và chiều dài thì tùy theo chiều rộng của tán. Việc tạo rãnh để phân bón không bị rửa trôi; và có thời gian chuyển hóa dần các chất dinh dưỡng để cây.

Cách bón

– Bón gốc: Phân hữu cơ hoai mục 15-20kg + 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển + 0,5-0,7kg NPK 10.10.5 rải đều vào rãnh xung quanh mỗ gốc, lấy đất phủ kín phân sau đó tưới nước.
– Bón lá: Do cây hấp thụ dinh dưỡng qua lá nhanh hơn qua rễ. Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI (pha theo tỷ lệ 1:200), phun sương qua lá để giúp cây hồi phục dinh dưỡng nhanh hơn.

Tưới nước

Tưới nước

Sau khi thu hoạch cắt tỉa cành để cho cây cà phê phân hóa mầm hoa hoàn chỉnh (mầm hoa dạng mỏ sẻ, hay đầu nụ bạc trắng) thì tiến hành tưới nước. Lần tưới nước này rất quan trọng, giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt.

Tưới lại lần 2 cách lần tưới thứ nhất từ 25 đến 30 ngày, lưu ý không nên tưới quá sớm hoặc quá trễ.

– Nếu tưới quá sớm thì cây sẽ nhanh ra lá và chồi, cây không tập trung để phân hóa mầm hoa khiến cây nở hoa không đều, làm cho trái chín rời rạc và thu hoạch không tập trung.

– Nếu tưới quá trễ thì cây sẽ bị “khát” và không có sức để phục hồi, và cũng không phân hóa mầm hoa tốt, kéo theo năng suất và chất lượng giảm thấp.

Mục đích của việc tưới nước lần 2 này là để tiếp tục ép những hoa non còn lại nở hết vào đợt 2, có như vậy mới không bị non hoa, kích thích hoa ra hết trong 2 lần tưới nước. Có như vậy, khi vào mùa mưa, cây cà phê sẽ giảm được hiện tượng rụng trái non; đồng thời, giúp cho hoa ra tập trung (không phân tán thành nhiều đợt) ở những năm tiếp theo.

Đợt 2 nên tưới nhiều nước hơn đợt 1, tưới đẫm để đảm bảo độ ẩm trong đất cao giúp cho cây dưỡng trái non.

Ngừa bệnh

Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh gây hại gặp nhiều trong mùa khô như; rỉ sắt, đốm mắt cua, bọ xít, rệp vẩy, đặc biệt là rệp sáp. Bà con nên sử dụng các chế phẩm vi sinh phòng trị sâu và nấm bệnh gây hại; Vi sinh TRỪ SÂU, Vi sinh TRỪ BỆNH cây trồng.

Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc BVTV bà con có thể sử dụng. Phun Fastac 5EC, Motox 2.5 EC, Butal 10WP.. trị rệp sáp; Phun Cypermap 10EC, Supertac 500EC.. trị bọ xít; Phun Binhmor 40EC.. trị rệp vẩy; Phun Anvil 5SC, Carbenzim 500FL để trị bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua

JIA chúc bà con luôn có vụ mùa thắng lợi, thành công ! Hãy theo dõi trang JIA.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nhé.

Nguồn: vuonsinhthai.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bí quyết nuôi cá tai tượng hiệu quả, đạt chất lượng

Cá tai tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loài các có giá trị kinh tế cao, là món …
Xem Chi Tiết
Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết