
Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, có nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ chế biến, tùy theo giống mà thời gian sinh trưởng từ 120-135 ngày. Đất thích hợp cho cà chua là đất thịt nhẹ, thịt pha cát, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, pH <5,5%. Bài viết dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bà con cách trồng cà chua tạo năng suất chất lượng.
Mục lục
Thời vụ để trồng cà chua
Vụ đông xuân: trồng tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 – 2.
Vụ xuân hè: trồng tháng 12 – 1 dương lịch, thu hoạch vào 3 – 4 dương lịch.
Vụ hè thu: trồng tháng 6 – 7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9 – 10.
>> Đọc thêm nhiều bài viết phương pháp trồng trọt khác nữa
Chuẩn bị nguyên liệu cho đất trồng cà chua
50% đất đã qua sử dung.
50 % còn lại bao gồm: Phân chuồng hoai mục, bột đậu tương, vôi bột, một ít NPK, mụn dừa đã qua xử lý, lân, vỏ trứng,..
Trộn tất cả lại ( trừ Lân) ủ 3 tuần, bà con nhớ trộn đều lên. Đất nóng lên vi trùng, vi khuẩn chết hết. Đậu tương và vôi dùng để khử trùng đất.
Sau khi đất nguội, trộn thêm ít lân và Trichoderma để kháng nấm. Dùng bạt đậy lại chỗ phân ủ. Ủ 2-3 ngày, đến ngày thứ 4 pha Humic hoặc Trichoderma, tưới đều vào đất cho đất ẩm lên, cứ 2-3 ngày lại tưới 1 lần, cho đến khi đất nguội hẳn thì đưa đi trồng. Sở dĩ phải ủ đất là vì diệt hết vi khuẩn có hại, giúp đất có môi trường sinh trưởng khỏe mạnh.
Lưu ý: Giai đoạn cây con hạn chế bón phân gà. Bà con lựa chọn cây ươm mập khỏe, kháng bệnh tốt.
Làm đất cho cà chua
Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần trước khi lên luống trồng cây con.
Luống cà chua có rãnh rộng 20 – 25cm, chiều rộng 110 – 120cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây.
Mật độ trồng và cách trồng cây cà chua
Tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất mà quyết định mật độ trồng cà chua nhưng có thể bố trí như sau: Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.
Khi trồng bà con nên cắt bớt rễ cái (nếu quá dài) để cho cây bén rễ nhanh.
Trong luống bà con nên trồng cùng loại kích cỡ cây con để tiện chăm sóc.
Nên trồng cà chua vào buổi chiều. Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc. Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.
Phân bón cho cây cà chua
Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng, vừa sinh trưởng sinh thực. Vì thế, để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Bà con nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.
Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín cây cần chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Cách bón phân cho cây
Bón lót : toàn bộ phân hữu cơ ( chuẩn bị như ở trên) Để cây mọc mầm khoẻ, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt.
Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ, (Bón thúc 1sau trồng 15-20 ngày , bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ, bón thúc 3 bắt đầu thu quả, bón thúc 4 thu hoạch rộ) kết hợp nhặt cỏ dại vun xới lấp kín phân bón, chú ý không nên bón phân sát gốc cây, bón cách gốc từ 15-20 cm
+ Thúc lần 1:7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Giúp ra rễ nhanh, mau xanh tốt sau khi trồng.
+ Thúc lần 2 : 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Ra hoa, đậu quả nhiều, quả to.
+ Thúc lần 3: 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. giúp quả to, nặng, đẹp.
+ Thúc lần 4: 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.
Giai đoạn ra hoa, đậu quả và nuôi quả
Phun phân bón lá A4. Giúp cây cây tăng hấp thu dinh dưỡng qua lá, tăng quang hợp, tăng ra hoa, đậu quả. Giúp quả to, nặng, màu sắc đẹp, chất lượng ngon.
Bón bổ sung: Trong quá cây trình sinh trưởng phát triển, bà con cần bổ sung phân bón trung vi lượng như Sao đỏ ( đây là loại phân bón dễ tan, dễ tiêu, dễ hấp thụ). Bà con nên phun phòng sâu bệnh cho cây bằng các chế phẩm sinh học như Vaccin kết hợp Nano đồng để phòng trị bệnh héo xanh; Biobug kết hợp Siêu đồng để phòng trị xoăn lá, chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensis).
Chăm sóc khác
Tưới nước: Thường xuyên cho cây, độ ẩm 70 – 80%, cây ưa sáng, không chịu khô hạn, ngập úng. Nên tưới vào chiều tối mỗi này 2 lần hoặc bà con có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.
Hệ thống tưới nước nhỏ giọt:
*Ưu điểm:
+Tiết kiệm nước tưới từ 30 – 60% so với phương pháp tưới cổ truyền.
+Dẫn nước ( hoặc hỗn hợp phân bón, thuốc thuốc bảo vệ thực vật) đến đúng nơi cần tưới, giữ được độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Trải nilon lên mặt luống để phòng trừ cỏ dại, giữa độ đẩm cho luống trồng.
Làm giàn: Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Tốt nhất nên tiến hành làm giàn cà chua theo kiểu làm hàng rào. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1.5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cột cho giàn được chắc.
Bấm ngọn và tỉa cành: Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.
Liên hệ với JIA để giải quyết ngay những vấn đề vườn bạn đang gặp phải !
Nguồn: sinhhocvietnam.vn