Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

5 phút, 42 giây để đọc.

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được đặc điểm của tôm và nắm được kỹ thuật ương tôm giống cũng như chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi.

Lợi ích của việc ương tôm giống

Khi ương tôm trong các trại sản xuất, điều kiện về thức ăn và môi trường được duy trì tối ưu, do vậy nếu thả thẳng tôm giống vào các ao nuôi quảng canh nơi điều kiện về môi trường và dinh dưỡng hoàn toàn khác con tôm sẽ rất dễ bị sốc và chết. Ương giống sẽ làm hạn chế việc này. Bằng việc cung cấp thức ăn, tăng oxy hòa tan và ngăn chặn địch hại, gièo lưới sẽ làm tăng tỷ lệ sống của tôm ngay giai đoạn đầu.

Trong mô hình nuôi tôm QC, QCCT ở giai đoạn 20 – 25 ngày đầu rất khó kiểm tra tỷ lệ sống của tôm nếu người nuôi tôm thả giống trực tiếp xuống vuông nuôi. Nhiều trường hợp khi phát hiện tôm đã chết hết thì quá trễ, nếu thả giống bù sẽ không kịp thời vụ và giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, ương tôm sẽ hạn chế được nhược điểm này .

Nếu trong quá trình ương, tôm giống xảy ra sự cố sẽ dễ dàng nhận biết và có kế hoạch thả bù. Họ cũng có thể đếm được sood tôm sau khi ương, và biết chắc mật độ tôm có trong ao là bao nhiêu, để điều chỉnh mật độ thích hợp đảm bảo đủ thức ăn tự nhiên cho tôm.

Chuẩn bị bể ương tôm

Hiện, kỹ thuật ương tôm giống trong bể nổi hoặc ao đất lót bạt là 2 phương pháp phổ biến được sử dụng ở nước ta.

Ương tôm với bể nổi

Bể ương nổi hình tròn, phải có diện tích khoảng 50 – 300 m3 có độ dốc lớn về tâm khoảng 20 – 25 cm để thu gom chất thải dễ dàng; Bể ương nên lắp mái che; che mưa, nắng trực tiếp xuống ao ương; giảm biến đổi nhiệt độ đột ngột tránh tôm không bị sốc nhiệt, đảm bảo tỷ lệ sống cao. Bể ương cần được đặt trên một vị trí cao hơn mực nước của ao nuôi để có thể sang tôm ương ra bể nuôi lớn bằng hệ thống ống nước đã lắp đặt trước bằng cách vặn van xả.

Hệ thống bể ương nổi cần có bể chứa nước có thể tích tương đương. Để có thể thay cấp nước 100% khi cần, bể chứa nước luôn phải được xử lý sạch khuẩn, đảm bảo tiêu chuẩn để cấp nước.

Đối với ao ương

Diện tích ao ương chiếm khoảng 0,5 – 1% diện tích nuôi; thông thường khoảng 50 – 100 m2 ;Bờ ao cao ít nhất 1 – 1,2 m để duy trì mức nước chứa thường xuyên ít nhất 0,7 – 0,9 m;Đáy ao được dầm nén chắc, phẳng; có góc nghiêng về hướng thoát; đảm bảo làm sao nước được tháo cạn khi cần rút hết nước (san tôm sau khi ương); Ao nuôi có trải bạt đáy (chất liệu HDPE, các loại bạt nhựa tốt…). Ao ương cần được che lưới lan. Ngoài ra, cần trang bị hệ thống sục khí hoặc quạt nước đều khắp mặt ao suốt thời gian ương, mục đích chính là cung cấp đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho tôm phát triển.

Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ao, rút hết nước để khô ráo. Sau đó mới cấp nước vào. Nước từ ao chứa bơm qua ao ương sau khi đã được diệt tạp, xử lý sát khuẩn.

Chuẩn bị tôm giống

Tôm giống cỡ PL 10 – 12, được mua ở những cơ sở sản xuất có uy tín; tôm bố mẹ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tôm giống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định của ngành và được kiểm soát tốt về an toàn sinh học trại giống; Trước khi bắt giống 3 ngày, cần thông báo với cơ sở sản xuất các chỉ số môi trường nước ao/bể ương (pH, độ mặn); để cơ sở sản xuất giống thuần hóa giống phù hợp với các điều kiện ao/bể ương.

Ngoài những thông tin về phương pháp ương tôm giống; còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

Chăm sóc và quản lý

Mật độ ương trong ao dao động 500 – 1.000 con/m3, mật độ bể ương: 1.000 – 3.000 con/m3.

Quá trình ương phải sử dụng thức ăn công nghiệp bổ sung với 3 – 4 lần/ngày; Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Lưu ý biểu hiện hoạt động bắt mồi của tôm; diễn biến thời tiết và chất lượng nước để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý.

Định kỳ bổ sung men tiêu, khoáng chất (Ca, P…); vitamin và axit amin thiết yếu (Lysine, Methionine…) tăng đề kháng cho tôm.

Hàng ngày quan sát hoạt động; màu sắc, khả năng bắt mồi của tôm; Nếu có biểu hiện bất thường cần xác định nguyên nhân (cần thiết có thể thu mẫu tôm mang đi xét nghiệm bệnh) để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

Thực hiện xiphong hàng ngày loại bỏ chất thải lắng đọng (phân tôm, vỏ tôm, thức ăn dư thừa…);Chất thải cần được tập trung vào hố chứa; xử lý an toàn, không đưa trực tiếp ra môi trường xung quanh.

San tôm từ bể ương sang ao nuôi tôm

Giai đoạn ương tôm thường khoảng 20 – 30 ngày tùy vào điều kiện ương; và việc chuẩn bị ao nuôi thương phẩm bên ngoài; Chỉ san tôm ra ngoài khi ao nuôi đã được chuẩn bị tốt; các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, pH, độ kiềm, màu nước…) phải nằm trong khoảng thích hợp và có sự tương đồng với ao/bể ương.

San tôm bằng cách rút bớt nước xong rồi kéo lưới bắt dần; sau đó mới rút nước cạn bắt hết số tôm con còn lại; Việc san tôm nên tiến hành trong điều kiện trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối) và phải đảm bảo thao tác nhanh; tránh ảnh hưởng sức khỏe tôm; Đối với bể nổi, công đoạn san tôm dễ dàng hơn; nhờ hệ thống ống nước lắp đặt từ bể sang ao nuôi;Trước khi san tôm 2 – 3 ngày, người nuôi nên mở mái che để tôm quen với môi trường bên ngoài;Mong rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết