Cách trồng và chăm sóc thanh long để cây ra nhiều quả

5 phút, 26 giây để đọc.

Thanh long là loại cây trồng nhiệt đới, thích hợp với thời tiết nắng nóng, chịu hạn tốt. Nó không chịu được lũ lụt. Thanh long là cây dàn cần đỡ, sau 2-3 năm mới kết trái. Thanh long có thể phát triển trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ, đất phèn nhưng cần thoát nước tốt … được trồng nhiều ở Bình Thuận

Thanh long

Thanh long

Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả; và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Có rất nhiều loại thanh long hiện nay tại Việt Nam.

Thanh long ruột đỏ hay còn gọi là thanh long ruột hồng. Có đặc điểm như tên gọi của chúng là chúng có ruột màu đỏ hồng trông rất bắt mắt, là loại cây ưa sáng và ưa cạn nên thường được trồng ở nơi thông thoáng, đón nhiều ánh nắng.

Thanh long ruột trắng có vỏ ngoài màu hồng hoặc đỏ. Ruột có màu trắng như tên gọi, chúng ưa ánh sáng nên cần được trồng ở nơi thoáng mát và đón được nắng nhiều.

Thanh long tím hồng được lai cổ điển từ thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Giống thanh long ruột tím hồng ra đời với những tính năng vượt trội. Đặc biệt là khả năng thụ phấn và ra hoa mạnh mẽ…

Thanh long vàng Thái Lan là một giống thanh long mới đã được trồng thành công tại Tiền Giang. Với nhiều tính năng vượt trội so với những giống thanh long trước đó như; cây sinh trưởng mạnh, chịu được hạn, chịu mặn và phèn tốt; nên có thể phát triển tốt mặc dù được trồng vùng đất hạn chế về điều kiện sống.

Giống thanh long phổ biến

Giống thanh long tốt và phổ biến hiện nay ở nước ta là thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ và ruột vàng cũng đang phổ biến. Nhưng giống thanh long ruột trắng sinh trưởng mạnh hơn, trái to và ngọt hơn so với giống ruột đỏ và ruột vàng.

– Các vùng trồng thanh long chủ yếu hiện nay là Tiền Giang, Long An, Bình Thuận với diện tích lên khoảng trên 10.000 ha.

Các kỹ thuật trồng cây thanh long

Thời vụ thanh long, tỉa cành

Thời vụ thanh long, tỉa cành

+ Đối với vùng có điều kiện tưới tiêu tốt: trồng vào khoảng tháng 10-11 dương lịch

+ Đối với vùng thiếu nước tưới: nên trồng vào đầu mùa mưa.

– Mật độ trồng: thích hợp từ 1.200 -1.300 trụ/ha (khoảng 2,8m x 3,0m)

– Tỉa cành: đây là khâu rất quan trọng đối với thanh long kinh doanh, bao gồm 3 giai đoạn như sau:

+ Tỉa đau: sau đợt thu hoạch trái hoặc ngay trước lúc thu đợt trái cuối cùng, tỉa bỏ 2/3 số cành già, cành ốm yếu, sâu bệnh.

+ Tỉa lựa: tỉa thường xuyên trong quá trình chăm sóc, bón phân thúc cho thanh long, lựa bỏ ngay những cành ốm yếu, sâu bệnh.

+ Tỉa sửa cành: khi cây đã cho trái ổn định, trên các cành vẫn tiếp tục mọc cành non, cần tỉa bỏ những cành này để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Tưới nước cho cây

+ Đối với thanh long trồng ở các vùng khô hạn như Bình Thuận, hoặc trong mùa nắng khi chúng ta xử lý thanh long nghịch vụ thì việc tưới nước và tủ gốc rất quan trọng để giúp thanh long phát triển tốt và cho hiệu quả ra hoa cao khi chong đèn. Tùy theo ẩm độ đất và kết cấu của đất mà cường độ tưới thường từ 3-7 ngày/lần.

Chăm sóc cây khi cây ra hoa kết trái

+ Có nhiều biện pháp xử lý ra hoa nghịch vụ nhưng biện pháp thắp đèn là hiệu quả nhất.

+ Thời gian thắp sáng liên tục từ 15-20 đêm tùy theo mùa và điều kiện thời tiết, thời gian thắp đèn từ 7-10 giờ/đêm. Sau khi ngưng thắp đèn 3-5 ngày thì cây ra hoa. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 52-54 ngày.

+ Trước khi thắp đèn 1 tuần cần phải bón phân đón hoa có tỷ lệ lân và kali cao, khi bắt đầu thắp đèn thì xử lý thêm phân Krista-MKP với liều 100- 200 g/trụ để đạt tỷ lệ ra hoa cao nhất.

Bón phân

Bón phân

Khi thanh long đã vào giai đoạn cho quả (giai đoạn kinh doanh) thì cần bón phân hữu cơ hàng năm với lượng khoảng 10-15kg/trụ/năm.

– Bón thúc như sau:

+ Khi tỉa cành: 0,3-0,5kg (NPK 30-20-5)/trụ + 0,25kg (Nitrabor)/trụ

+ Trước ra hoa (7 ngày trước khi thắp đèn): 0,3-0,5kg (NPK 13-13-20)/ trụ + 0,10kg (Nitrabor)/trụ

+ Sau mỗi lứa quả: 0,15-0,20kg (NPK 15-9-20)/ trụ + 0,05-0,10kg (Nitrabor)/ trụ

* Chú ý: Kết hợp phun MgNO3: 50g/10 lít nước ở giai đoạn tỉa cành để kích thích cành mới mau ra và hạn chế nám cành trong mùa nắng.

Ngừa bệnh cho cây

Cây thanh long tương đối ít sâu bệnh hơn những cây ăn trái khác. Về côn trùng, chúng ta chỉ lưu ý phòng trừ kiến, bọ xít và quan trọng nhất là ruồi vàng. Để phòng trừ ruồi vàng, chúng ta có thể đặt bẫy VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Khi thấy ruồi chết vừa đầy bề mặt của bẫy thì tiến hành phun thuốc; VISERIN 4.5EC, VIDECI 2.5ND,…để phòng trừ dòi (ấu trùng của ruồi vàng).

Ngoài việc xử lý thuốc hóa học, chúng ta cần phải thu gom và tiêu hủy các quả bị rụng hư thối, rải thuốc VIBASU 10H hay VIBASU 10BR để diệt nhộng dưới đất và kiến,…Trường hợp bị thối ngọn do nấm thì có thể dùng một trong các loại thuốc hóa học như VIROVAL 50BTN, VIXAZOL 275 SC, hoặc VIBEN 50BTN,…phun 2 lần (lần phun thứ hai cách lần phun thứ nhất 7 ngày).

Nếu bạn thích bài viết này và muốn đọc thêm nhiều bài viết như thế; hãy theo dõi JIA nhé. Chúng tôi sẽ mang lại cho bạn nhiều bài viết hay và bổ ích như thế.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Phòng trừ bệnh nấm cho cây trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma

Phòng trừ bệnh nấm cho cây trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma

Ngày nay, khi trồng rau sạch trong nhà của nhiều gia đình, việc sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để …
Xem Chi Tiết
Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Nó có thể gây hại nặng nề …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân chính của bị rụng trái non là do cây sầu riêng ra chồi mạnh, thiếu dinh dưỡng và …
Xem Chi Tiết
Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Bài viết này JIA muốn chia sẻ đến bà con nhà nông mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho …
Xem Chi Tiết
Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường …
Xem Chi Tiết
Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Phòng bệnh cho cá nuôi mùa nắng nóng

Những phương pháp phòng bệnh thủy sản vào mùa nắng nóng bạn cần biết

Những giờ qua mới chỉ là thời kỳ nắng nóng bắt đầu và sẽ rất khó dự đoán diễn biến …
Xem Chi Tiết
xuất huyết do virus

Tìm hiểu về bệnh viêm ruột và xuất huyết ở cá nước ngọt

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt hiện nay đang phát triển mạnh cả về diện tích nuôi trồng, đối tượng …
Xem Chi Tiết

Cách nuôi cá dứa thương phẩm hiệu quả và tăng lợi nhuận

Cá dứa (Pangasius kunyit) có thịt săn chắc, nhiều nạc mang lại giá trị sản xuất lớn, hiệu quả kinh …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá chim trắng vây vàng hiệu quả nhất

Cá chim trắng vây vàng là loại cá phổ biến được người dân Việt Nam vô cùng chú trọng, không …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cá xác sọc thương phẩm trên bè và trong ao đất

Cá xác (cá xác sọc) là một loài cá tương đối nhỏ, chủ yếu sống ở khu vực sông Mekong …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản

Những phương pháp phòng và trị bệnh ở thủy sản bạn nên nắm rõ

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của Nam Định phát triển mạnh mẽ cả bề rộng …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Phương pháp nuôi vịt cao sản đạt hiệu quả cao bạn nên biết

Phương pháp nuôi vịt cao sản đạt hiệu quả cao bạn nên biết

Nuôi vịt không cần quá nhiều vốn, quy mô chăn nuôi gia cầm có thể thay đổi linh hoạt. Tuy …
Xem Chi Tiết
Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết