Nuôi cá là tập quán chăn nuôi để cung cấp thức ăn cho con người. Đây là hình thức nuôi trồng thủy sản chính, nhưng các phương pháp khác cũng có thể được coi là nuôi trồng thủy sản. Nuôi cá bao gồm nuôi cá thương phẩm thường trong lồng, bè để làm thức ăn.
Mục lục
Kỹ thuật nuôi cá lồng
Các cơ sở đặt cá bột trong tự nhiên để câu cá giải trí hoặc để bổ sung các loài hoang dã thường được gọi là trại giống. Trên thế giới, các loại cá quan trọng nhất được sử dụng trong nuôi cá là cá chép, cá hồi, cá rô phi và cá da trơn.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với thịt cá và protein cá đã dẫn đến việc khai thác quá mức trên diện rộng các loài thủy sản hoang dã. Nuôi cá cung cấp các nguồn khác cho gia đình.
Tuy nhiên, nuôi cá săn mồi (chẳng hạn như nuôi cá hồi) không phải lúc nào cũng làm giảm áp lực đối với cá hoang dã, vì cá săn mồi thường được cho ăn bột cá và dầu cá chiết xuất từ cá hoang dã.
Nuôi cá lồng được đặt trong hồ, nhánh sông, ao, sông, biển để chứa và bảo vệ cá cho đến khi chúng có thể thu hoạch. Phương pháp kỹ thuật thủy sản này còn được gọi là thực hành xa bờ khi lồng được đặt trên biển.
Cá được nuôi trong lồng, nuôi nhân tạo, và thu hoạch khi chúng đạt đến quy mô. Một vài ưu điểm của nuôi cá lồng với đó là nhiều loại nước có thể được sử dụng (sông, hồ, mỏ đá vv). Lồng nuôi cá trong vùng biển mở cũng là được phổ biến.
Nuôi cá lồng ở Hải Dương
Khi con cá, con tôm trên đầm phá Tam Giang không còn phong phú bởi cách đánh bắt hủy diệt, từ gần 20 năm trước, người dân Hải Dương (thị xã Hương Trà, TT-Huế) đã nghỉ đến nghề nuôi cá lồng có thể giúp họ thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Nuôi cá lồng một thời là nghề ăn nên làm ra, tuy nhiên, những năm trở lại đây, người nuôi đang gặp một số khó khăn, chỉ duy trì nghề, lấy công làm lãi.
Lãi hơn trồng lúa
Ông Đỗ Khắc Lộc – Phó Chủ tịch UBND xã Hải Dương cho biết: “Trước đây, đa phần người dân ở Hải Dương sống nhờ vào việc đánh bắt tôm cá tự nhiên trên đầm phá Tam Giang, năm 2005, từ một vài hộ nuôi cá lồng có lãi, đến năm 2000 thì người dân nuôi đại trà.
Đến nay, toàn xã có hơn 200 hộ tham giá nuôi cá lồng với gần 700 lồng nuôi các loại cá chẽm, hồng, mú… Lợi nhuận từ nghề nuôi cá lồng mang lại khá lớn, giải quyết hàng trăm lao động ở địa phương. Mỗi năm Hải Dương thu được từ 110 – 120 tấn cá, đạt doanh thu từ 10 – 11 tỷ đồng”.
Một thời, những con cá xuất từ lồng nuôi đã mang lại cuộc sống ấm no, khá sung túc cho nhưng hộ nuôi ở Chi hội nghề cá Hương Giang. Cứ vào vụ tháng 10 – 11 ÂL là người dân bắt đầu bước vào vụ nuôi. Trên bờ phá, lồng cá tầng tầng lớp lớp ken dày.
Nguồn giống chủ yếu được bà con mua từ các tỉnh phía Nam, một số ít còn lại thì khai thác từ tự nhiên ngoài đầm phá, mang vào ươm nuôi. Các hộ dân nuôi cá lồng thành công ở Hải Dương có thể kể đến là hộ ông Trần Đức, Phan Hành, Phan Năng.
Chia sẻ của người nuôi
Đang băm cá nhỏ làm thức ăn tại bến nước, ông Phan Năng cho biết: “Tui bắt đầu nghề nuôi cá lồng cũng đã hơn 10 năm nay. Buổi đầu nuôi có lãi, mỗi năm trừ chi phí kiếm cả trăm triệu đồng.
Từ những nguồn vốn đó, tui đầu tư thêm lồng nuôi; mua sắm ngư lưới cụ đánh bắt cá giống, đến nay tui có cả thảy được 6 lồng. Bắt đầu tháng 11 ÂL nuôi, nuôi tròn năm là thu hoạch.
Các loại cá đạt từ 1 – 1,5 kg, bán với giá 90 – 100 nghìn đồng/kg. Do năm nay người nuôi chịu thất bát nhiều do dịch bệnh; nguồn giống hao hụt, thức ăn tăng, nên chỉ 30 – 40% là có lãi mà thôi”.
Theo ông Năng, cứ bình quân một lồng nuôi thả 4 – 5 trăm con cá giống; nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp, sau một năm nuôi; bình quân mỗi lồng thu được khoảng 2 tạ cá. Với 6 lồng nuôi, ông Năng thu được chừng 1,2 tấn cá, bán được 170 triệu đồng; trừ các chi phí ông còn lãi hơn một nửa.
Ông Phan Lân – Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Hương Giang cho biết: “Nghề nuôi cá lồng lãi gấp mấy lần trồng lúa, thực tế ở Hải Dương trong mấy chục năm qua; có hàng trăm hộ dân đổi đời nhờ môt hình kinh tế này.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây; người dân đang dần rơi vào khó khăn do lợi nhuận thấp; tỷ lệ hao hụt cá giống nhiều cũng như giá thức ăn (cá tạp) ngày càng tăng”.
Cần tháo gỡ
Theo tính toán của các hộ dân nuôi cá lồng ở Chi hội nghề cá Tam Giang; nguồn cá giống khai thác tự nhiên bên ngoài rất ít; hiệu quả không cao nên người dân chủ yếu mua cá giống từ các tỉnh phía Nam ra ươm nuôi.
Do quá trình vận chuyển xây xát; đường xa nên tỷ lệ hao hụt khi đưa vào nuôi khá cao. Ông Trần Đức – một hộ dân nuôi cá lồng cho biết: “Cá giống các loại mua các tỉnh phía Nam mang ra với giá từ 500 – 600 đồng/con; thả với mật độ từ 400 – 500 con/lồng.
Sau gần 1 năm nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp nhất cũng từ 50 – 60%. Như thế là “nhờ trời” rồi. Có khi cá chết sạch, thu hoạch không còn được mấy con; nhiều hộ nuôi thua lỗ là vì tỷ lệ hao hụt cá giống khá cao”.
Đến với JIA để có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản nhé.
Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com