Hướng dẫn trồng cà chua và cách chăm sóc cây cà chua

8 phút, 44 giây để đọc.

Tên thực vật của cà chua thuộc họ Solanaceae: Lycopersicum esculentum Miller. Cà chua đã trở thành một loại rau quả phổ biến vì chất lượng thơm ngon và dễ chế biến. Cà chua đã được trồng rộng rãi ở Châu Âu trong khoảng 200 năm để làm cây lương thực. Cà chua mọc trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất cát pha nhiều mùn hoặc đất phù sa có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Cà chua phát triển tốt trên đất lúa, hoặc trồng sau hành tỏi. Đất thích hợp pH 6,0-6,5, đất chua phải bón vôi.

Chọn giống cà chua

Chọn giống cà chua

Cà chua có rất nhiều loại: phổ biến là cà chua thường gặp ở chợ vị chua, cà chua anh đào nhỏ xinh và tròn vị ngọt, cà chua nho, cà chua hình quả lê… Màu sắc cũng đa dạng từ đỏ đến vàng, kích thước cà chua tùy thuộc giống sẽ bé như quả nho (cà chua bi) và to như quả cam và bưởi (Amana Orange, Beefsteak, Rosso Sicilian Organic…)Cây và hạt cà chua giống: Bạn lựa chọn giống cà chua muốn trồng, nếu lần đầu tiên thì nên chọn giống phổ biến, được nhiều người ưa chuộng trồng là cà chua hữu cơ. Cây giống 1 tháng tuổi có thể mua tại cửa hàng cây, nếu bạn gieo cà chua từ hạt thì ươm hạt trước 1 tháng để có cây con đúng vụ.

Để quả ngon thì giống phải tốt, bạn nên chọn mua hạt giống cà chua từ các địa chỉ mua hạt giống uy tín. Bạn có thể thử trồng các giống cà chua từ nước ngoài để khu vườn nhỏ thêm mới lạ.

Thời vụ trồng cà chua

– Vụ đông xuân: trồng cây tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 – 2.

– Vụ xuân hè: trồng cây tháng 12 – 1 dương lịch, thu hoạch vào 3 – 4 dương lịch.

– Vụ hè thu: trồng cây tháng 6 – 7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9 – 10.

Làm đất chuẩn bị trồng cà chua

Làm đất chuẩn bị trồng cà chua

– Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần trước khi lên luống trồng cây con.

– Luống cà chua có chiều rộng 110 – 120cm, rãnh rộng 20 – 25cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây. Trồng cà chua vụ hè thu lên luống cao hơn vụ thu đông để tránh ngập nước.

Mật độ trồng cây

Mật độ trồng cà chua tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất nhưng có thể bố trí như sau:

+ Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.

+ Khi trồng nên cắt bớt rễ cái nếu quá dài để cho cây bén rễ nhanh.

+ Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong luống để tiện chăm sóc.

+ Nên trồng cà chua vào buổi chiều, sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc.Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.

Phân bón cho cây

Để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng (thân lá), vừa sinh trưởng sinh thực (ra quả) nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.

Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín.

* Lượng phân bón: (Sử dụng cho 1.000m2 trồng cà chua)

– Phân hữu cơ khoảng 20 tấn/ha, nếu không có phân hữu cơ có thể dung phân vi sinh tưởng đương 200kg/ha.

– Phân hoá học: Urê: 30 kg + NPK 16-16-8: 25 Kg + Super Lân: 40 kg và Sulfat Kali: 30 kg/1000m2

Cách bón phân cho cây

Cách bón phân cho cây

– Bón lót : toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ super Lân+ 5 kg NPK 16-16-8.

– Bón thúc: 4 lần bón thúc

+ Thúc lần 1: (10 – 15 ngày sau khi trồng):7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

+ Thúc lần 2 : (22 – 25 ngày sau khi trồng, lúc hoa bắt đầu có nụ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Có thể kết hợp phun thêm phân bón lá để thúc cà chua tạo mầm hoa, 7 ngày /1 lần.

+ Thúc lần 3: (lúc hoa rộ): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

+ Thúc lần 4: (sau lần thu hoạch trái đầu tiên): 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.

Cà chua cần được bón thúc thêm sau mỗi lần thu hoạch quả.

Tưới nước cho cây

Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.

Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.

Hiện nay, việc lắp đặt thi công hệ thống tưới tự động đã trở nên phổ biến trên những loại cây ăn trái và cây công nghiệp khác. Với công nghệ mới này, giúp đất quanh vùng rễ luôn được giữ ẩm, phần gốc cây luôn được sạch và độ ẩm được tăng lên, giãm lượng nước bốc hơi như hệ thống tưới thủ công bằng vòi nước. Nước được tưới đều hơn trên tất cả các luống cà chua. Đó là những gì hệ thống tưới phun mưa ở gốc cây, một hệ thống tưới tự động phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua.

Xới đất

Kỹ thuật vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2 lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 – 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1 tuần.

Làm giàn cho cây leo

Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó.

Tỉa cành cho cây sinh trưởng tốt

Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng cách khác nhau.

Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 – 5 chùm quả. Tính từ chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.

Cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn.

Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt.

Ngừa bệnh cho cây

Đối với sâu
Loại sâu Thuốc sử dụng và liều lượng  Cách sử dụng
Sâu vẽ bùa Vertimex (10-20ml)
Kuraba WP (10-20g)
– Từ trồng đến 40 ngày sau trồng: phun định kỳ 15 ngày 1 lần

– Từ 40 ngày sau trồng, phun khi thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ.

Bọ phấn  Selecron (15-30ml) Phun phòng bọ phấn vào thời điểm sau trồng 10-15 ngày
Actara (2g)
Vertimex (10-20ml)
Từ 40 ngày sau trồng phun Actara , Vertimex khi bọn phấn xuất hiện nhiều và có cây bị bệnh virus.
Sâu đục hoa, quả (sâu xanh, sâu khoang) Match (15-30ml)
Ammate (8-10ml)
TP-Pectin(10-20ml)
 Phun phòng định kỳ 10 ngày 1 lần trong giai đoạn cây ra hoa, quả. Khi chuẩn bị thu hoạch thì ngừng phun.
– Đối với bệnh
Loại bệnh Thuốc sử dụng và liều lượng Cách sử dụng
Héo do nấm (héo vàng) Score (5-10ml)
TriB1 (3kg)
Topsin (25-50g)
– Phun phòng khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày (định kỳ 20 ngày/lần), phun vào gốc
Sương mai Ridomil (gói 100g pha vào 3 bình 16 lít phun cho 1,5 -3 sào) – Phun phòng trước các đợt rét đậm và rét hại
– Phun ngay khi phát hiện bệnh
Héo xanh và virut – Phòng bệnh: Luân canh để hạn chế nguồn bệnh trong đất. Sử dụng giống cà chua ghép (giống kháng bệnh héo xanh).

– Khi phát hiện cây bị héo xanh, virus cần nhổ bỏ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột hoặc Basudin. Diệt bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng dầu khoáng SK, Selecron, Actara để hạn chế sự lây lan của Virus. Không nên phun thuốc trừ sâu độc hại như Methylparathion, azodrin, Furadan nhất là trong thời gian thu hái trái.

Giai đoạn thu hoạch

thu hoạch

Thu đúng lúc khi cà chua chuyển sang màu hang hoặc đỏ, không để dập nát, xây sát, dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả, xếp vào các thùng gỗ nhỏ. Bảo quản nơi thoáng mát (không dùng hoá chất như đất đèn để thúc cho quả chín nhanh).

Vì lúc này có lượng chất khô hoà tan, vitamin C và lượng đường nhiều nhất, nhiều hơn với cà chua mua ngoài chợ vì phải hái từ khi chín vàng để sau quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng sẽ thành chín đỏ.

Cây cà chua có quả đỏ vàng xanh sai trĩu vừa cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình, vừa là chậu cây trang trí nhà tuyệt đẹp. Chúc các bạn trồng được chậu cà chua như ý!

Với cách trồng cây cà chua như trên, JIA hy vọng bạn sẽ sớm có cho mình một vườn cà chua sai quả.

Nguồn: dantocmiennui.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết