Phân hóa học sử dụng trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất trở nên thoái hóa, chai cứng. Phân đậu tương là phân hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất tốt cho đất, sẽ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, bổ sung lượng đạm sinh học cho đất, giúp cho cây luôn xanh mướt, tươi tốt. Trong bài viết này, JIA chia sẻ cho các bạn quy trình ủ đậu tương nhé.
Mục lục
Chuẩn bị nguyên liệu và vật liệu để ủ phân đậu tương
Để ủ phân đậu tương, nguyên liệu đầu tiên cần phải có chính là đậu tương. Tùy từng vùng miền mà đậu tương còn được gọi là đậu nành hay còn gọi là đỗ tương.
Khi mua các bạn nên chọn đậu tương loại xấu nhất vì mua loại rẻ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị một xô đựng, có thể mua ở ngoài các cửa hàng bán đồ nhựa. Nó còn có tên gọi khác là thùng tròn và có rất nhiều kích cỡ để lựa chọn. Nhớ là khi chọn xô đựng để ủ, phải tìm loại gấp 5 – 6 lần thể tích đậu nành cần ủ nhé.
Mật rỉ đường, đường mật mía hoặc đường phên ( dùng búa đập nhỏ hoặc dùng dao xắt ra): có thể mua ở ngoài chợ, hàng đồ khô
Men vi sinh ủ đậu tương EMZEO: loại chế phẩm vi sinh có tác dụng phân giải protein và các chất có trong đậu nành thành dưỡng chất cho cây trồng và khử sạch mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ.
Nước sạch: chọn loại nước sạch không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Có thể dùng nước mưa, nước ao, nước giếng lọc, nước máy ( nên lấy nước máy ra xô đựng và để qua đêm để bay hơi hết Clo) …
Chế phẩm vi sinh thứ cấp ( 500ml men vi sinh gốc + 37 lít nước).
30 – 50kg: Ngô bột + bột đậu tương hoặc bã đậu tương ( xay mịn) hoặc bánh dầu.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm lân nung chảy: 300g
Cách ủ đậu tương
Cho Chế phẩm vi sinh thứ cấp và ngô bột + bã đậu tương (hoặc bánh dầu, bột đậu tương) vào phuy nhựa 200 lít. Đảo đều rồi đậy kín, ủ ở nơi khô ráo thoáng mát. Vì ngô bột, bánh dầu hay bã đậu, đỗ tương đều hút ẩm rất mạnh nên chúng có thể nở ra gấp 3 lần ban đầu. Vì vậy trong khoảng 3-5 ngày đầu cần mở ra để đảo đều.
Chú ý: Trong quá trình ủ, khối ủ sẽ sinh khí rất mạnh nên trước khi ủ thiết kế 1 van thông khí
Khoảng 2 tuần sau, mở nắp ra bổ sung thêm Chế phẩm vi sinh thứ cấp và lượng nước vừa đủ vào trong phuy chứa, sao cho thể tích dung dịch chiếm 70-80% phuy chứa và tiếp tục đảo đều.
Thời gian ủ giao động từ 5-7 tuần, tuỳ vào điều kiện khí hậu. Dịch chiết từ phân ủ bánh dầu, bã đậu nành hay đỗ tương có mùi thơm của sản phẩm lên men, nước lên men có màu cánh gián
Tác dụng của phân đậu tương đối với cây trồng như thế nào?
Phân đậu tương có tác dụng tốt với mọi loại cây trồng, đó là:
- Cung cấp dinh dưỡng đạm sinh học đa – trung – vi lượng cho cây hấp thụ.
- Bảo vệ bộ rễ, kích rễ khỏe, mầm mập, chồi cực mạnh.
- Tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt.
- Giúp đất trồng tơi xốp, tăng độ mùn, cải tạo đất bạc màu, đất kém dinh dưỡng.
- Cung cấp và tạo lập hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu cho đất, cho cây trồng.
- Giảm lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng.
- Hạn chế bệnh vàng lá, thối rễ, rụng đốt.
- Phân đậu tương giảm lượng nitrat trong nông sản.
- Giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho cây trồng, con người va vật nuôi.
- Sử dụng phù hợp cho mọi loại cây trồng.
- Sử dụng dịch đạm đậu tương là biện pháp trồng rau hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay.
Cách sử dụng phân đậu tương
Do phân ủ bằng bánh dầu, bã đậu nành, hay đậu tương, ngô bột có độ đạm cao nên cần hoà với nước ra để sử dụng. Tưới gốc: Pha với tỷ lệ 1:100. Phun qua lá: Pha với tỷ lệ 1:200.
Sử dụng tưới hoặc phun vào sáng hoặc chiều tối, tránh ánh mặt trời trực tiếp để đem lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm dịch chuối, dịch phân cá … bón xen kẽ cho cây trồng, hoặc pha chung bón để bổ sung cân đối lượng đạm sinh học ( acid amin từ động vật và acid amin từ thực vật). Cùng nhau đón đọc nhiều bài viết hay, phương pháp trồng trọt hữu ích khác nữa.
Nguồn: sinhhocvietnam.vn