Tìm hiểu cách sử dụng phân bón lá sinh học cho cây mít

mít
4 phút, 10 giây để đọc.

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thích hợp để chi phí đầu tư thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay có nhiều giống mít tốt như: Mít nghệ cao sản, Mít ruột đỏ…

Thời kỳ sau khi thu hoạch mít vụ trước

Tiến hành cắt tỉa cành lá già cỗi, cành nhỏ, cành cấp 2, cấp 3. Tỉa cành để mít sung và chống chịu sâu bệnh tốt. Sau đó dùng 15ml phân bón lá A4 pha với 30 – 35 lít nước phun đều 01 lượt. Tạo sức hồi sinh cho cây sau khi thu hoạch, cung cấp dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy đâm chồi, phân cành nhiều.

Thời kỳ trước khi cây mít sinh ra hoa

Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l nước phun đều 01 lượt. Cách 7 – 10 ngày phun 01 lượt. Cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng số số đọt trên cây. Tăng số lượng hoa, hoa to, mập, tăng sức sống của nhụy.

Thời kỳ trước khi cây mít sinh ra hoa

Thời kỳ sau khi cây mít đã ra hoa

Dùng 15ml chế phẩm sinh học  pha với 30 – 40l nước phun đều 01 lượt. Cách 15 ngày phun tiếp 01 lượt. Tăng khả năng thụ phấn, thụ tinh, giảm hiện tượng rụng hoa sinh lý.

Thời kỳ sau khi cây mít đã ra hoa

Thời kỳ quả còn non

Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35l. Sau đó cứ cách 10 – 15 ngày phun 01 lượt. Tăng tỉ lệ đậu quả, cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả. Khi đậu quả cần tỉa bỏ những trái méo mó, trái còi cọc…giữ lại số trái tùy vào khả năng cung cấp dinh dưỡng của cây.

>> Xem thêm nhiều phương pháp trồng trọt khác nữa

Thời kỳ quả đã lớn

Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35lít nước phun đều 01 lượt, cách 01 tháng phun 01 lượt trong vòng 4 – 5 tháng. Tác dụng làm quả lớn ra, tăng độ ngọt, tăng năng suất quả. Trước thu hoạch 01 tháng phun 01 lượt với liều lượng như trên có tác dụng giúp quả phát triển đồng đều, quả to, cùi dày, màu sắc vỏ quả sáng đẹp, tăng năng suất và chất lượng.

Thời kỳ quả đã lớn

* Chú ý trước khi sử dụng:

Trước khi phun phân bón lá A4 cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chế phẩm sinh học  chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

Không phun chế phẩm sinh học  vào thời điểm cây đang tung phấn, thụ phấn, thụ tinh. Thời gian phun chế phẩm sinh học tốt nhất là trước 9h sáng và sau 4 – 5h chiều.

Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm sinh học.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại 

Bệnh thối nhũn

Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên.

Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.

Phòng bệnh:

+ Sử dụng phân oai mục.

+ Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt.

+ Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomyl …

Trị bệnh:

+ Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.

Bệnh thối gốc chảy nhựa

Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytophthora xâm nhập.

Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.

Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.

Để đọc thêm nhiều tin tức nhà nông khác, hãy trở lại với JIA chúng tôi nhé, chúc bà con thực hiện, trồng cây tốt.

Nguồn: sinhhocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

hoa cúc

Trồng hoa cúc vào mùa Tết: Thu lãi cả trăm triệu đồng có thật không?

Vào đầu tháng 12, hàng trăm nghìn bông hoa cúc pha lê và hoa cúc ở Làng hoa cúc Quảng …
Xem Chi Tiết
cam quýt bị vàng lá

Phương pháp phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt khi bị vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây có múi ở Đồng Tháp. Nhiều …
Xem Chi Tiết
Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Bệnh mốc sương là gì? Biện pháp phòng bệnh mốc sương trên khoai tây

Khoai tây là loại rau ăn củ có giá trị kinh tế cao nhưng thường gặp nhiều loại bệnh, trong …
Xem Chi Tiết
Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Căn bệnh thán thư ở dưa hấu và cách phòng bệnh

Việc đầu tư thâm canh không đúng mức sẽ gây ra sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh; trong …
Xem Chi Tiết
mồng tơi

Bất ngờ với cách trồng mồng tơi cho lá tươi tốt, đem lại hiệu quả cao

Trồng rau mồng tơi để ăn sẽ giúp những cho người thiếu máu, huyết áp thấp, suy nhược và đặc …
Xem Chi Tiết
bắp cải

Khám phá phương pháp đẩy lùi sâu bệnh trên cây họ cải bắp

Nếu bạn nhìn thấy những con sâu nhỏ màu xanh lá cây ở mặt dưới của cây cải xoăn hoặc …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất

Để có giống tôm đảm bảo chất lượng, ngoài tôm bố mẹ chất lượng tốt còn yêu cầu hiểu được …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi cua xanh giúp đạt chất lượng cao nhất

Cua xanh (Scylla spp) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được nuôi ở nhiều nước …
Xem Chi Tiết
sán lá đơn ở cá

Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và Gyrodactylus 18 móc là những loài ký sinh phổ biến ở cá …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS

Hệ thống RAS cho phép tăng mật độ ương nuôi cá, tiết kiệm nước, giảm chi phí vệ sinh, đặc …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết