Hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm sinh học A4 cho khoai lang

khoai lang
5 phút, 0 giây để đọc.

Khoai lang nếu trồng đúng kỹ thuật, cách bón phân và chăm sóc hợp lý sẽ đạt được năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 20-30 tấn thân lá/ha. Tìm hiểu phương pháp này cùng với JIA nhé. 

Công dụng của phân sinh học A4 cho khoai lang

Kích thích bộ rễ, thân lá cây phát triển, nâng cao khả năng quang hợp, tích lũy chất hữu cơ, tạo ra củ khoai to, tăng năng suất và chất lượng củ. Đồng thời giúp giảm 30 – 50% lượng phân bón các loại, tăng cường sức đề kháng cho cây hạn chế sự số loại sâu bệnh hại, làm tăng năng xuất từ 20-30%.

Công dụng của phân sinh học A4 cho khoai lang

Cách sử dụng phân sinh học A4 

Xử lý đất 

Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ. Trước khi trồng 3 – 5 ngày,dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 20 – 30 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Tác dụng góp phần cải tạo đất, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho đất, làm cho đất tơi xốp hơn.

Sau trồng 5 – 7 ngày

Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 40 – 45 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Cách 10 – 15 ngày phun đều 01 lượt với tỉ lệ như trên. Giúp tăng cường khả năng hình thành và phát triển bộ rễ, thân lá của cây.

Thời kỳ phân cành kết củ (khoảng 25 – 30 ngày sau trồng)

Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 40 – 45 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, tăng số lượng củ thương phẩm cho thu hoạch sau này.

Thời kỳ sinh trưởng thân lá

Khi cây phát triển thân lá nhanh, thân chính vươn dài, cành cấp 1 và cấp 2 phát triển mạnh. Tiến hành bấm ngọn cho cây Khoai lang, sau đó dùng 15ml chế phẩm pha với 35 – 40 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Cách 10 – 15 ngày phun đều 01 lượt với tỷ lệ như trên. Tác dụng kích thích sinh trưởng, phát triển thân lá, vì diện tích lá ở thời kỳ này có liên quan chặt chẽ đến tốc độ lớn của củ ở thời kỳ sau, đồng thời còn tăng cường tích luỹ chất hữu cơ cho cây.

Thời kỳ phát triển củ

Dùng 15ml chế phẩm sinh học pha với 30 – 35 lít nước sạch phun đều 01 lượt. Cách 10 – 15 ngày phun 01 lượt với tỉ lệ như trên. Chú ý là phun xuống gốc cây Khoai lang chứ không phun lên thân lá. Tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi củ, làm tăng khối lượng cũng như chất lượng củ.

Lưu ý

Trong suốt thời kỳ sinh trưởng thân lá và phát triển củ chú ý nhấc dây thường xuyên có tác dụng hạn chế dây vươn dài, tạo quần thể gọn, không cho rễ phụ phát triển để tập trung dinh dưỡng nuôi  rễ củ, hình thành củ to, đẹp, chất lượng củ tốt.

Chú ý kỹ trước khi sử dụng phân bón sinh học A4 cho khoai lang

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Lắc đều chai chế phẩm sinh học trước khi sử dụng. Sản phẩm đã pha trộn sử dụng trước 48h. Bảo quản chế phẩm sinh học nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Sử dụng bình sạch (bình chuyên dùng) để phun chế phẩm sinh học, không sử dụng chung với bình đã phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ.

Chú ý kỹ trước khi sử dụng phân bón sinh học A4 cho khoai lang

Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun xuống gốc cây Khoai lang. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa thì phun bổ sung. Đối với cây trồng bị bệnh phải dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau 3 – 5 ngày sạch bệnh mới tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học.

Để trồng khoai lang thu được năng suất và hiệu quả cao, bà con cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

Về giống

Chọn giống khỏe mạnh không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, tuổi dây trung bình 50-75 ngày.

Mùa vụ: Vụ Đông (từ gần cuối tháng 08 đến 10/09), Vụ Xuân Hè (từ giữa tháng 02 đến đầu tháng 03)

Làm đất

Thực hiện cày bừa kỹ tơi xốp dọn sách cỏ và các bã thực vật tồn dư. Thường xuyên giữ ẩm cho đất (độ ẩm trung bình 65 – 80%). Nếu khoai gặp khô hạn thì cho nước vào rãnh ngập cao 1/2 – 2/3 luống khoai, sau đó rút nước. Việc bấm ngọn: thực hiện sau trồng từ 25 – 30 ngày. Cần quan tâm nhấc dây làm đứt rễ con nhằm dồn dinh dưỡng về củ. Nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không làm đảo dây, không làm thương tổn đến thân lá . Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và có biện pháp phòng trừ thích hợp .

Phòng trừ sâu bệnh

Khoai lang thường bị các bệnh như bọ hà, sâu khoang, sâu cắn rễ… Do vậy: cần dọn sạch đất trước trồng, thu hoạch củ không quá trễ để tránh bọ hà phát triển, nên dọn sạch những củ bị bọ hà để tránh lây lan những củ khác. Cần thiết dùng đến các thuốc trừ sâu như: Sherpa, Trebon, Polytrin…

Thu hoạch

Khi thấy dây khoai có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phía gốc ngả sang màu vàng, moi củ lên thấy vỏ nhẵn, ít nhựa thì có thể thu hoạch.

Thu hoạch khoai lang

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng bà con có thể thực hiện tốt, sử dụng đúng cách chế phẩm sinh học này, nếu muốn đọc thêm nhiều tin tức phương pháp trồng trọt, hướng dẫn canh tác khác hãy ghé lại trang JIA nhiều nhé. 

Nguồn: sinhhocvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết