Trồng và chăm sóc ngô đúng kỹ thuật mang lại năng suất ngô cao

7 phút, 48 giây để đọc.

Ngô sáp được trồng rộng rãi ở nước ta với các giống: Bắp nếp, Bắp, Long Khánh, Ban Mê Thuột… Theo JIA tìm hiểu ngô là cây ngắn ngày sống được ở nhiều loại đất. Sinh trưởng tốt nhất là thịt hoặc thịt pha cát, tơi xốp, giàu chất hữu cơ. Đất thông thoáng và giữ nước, cho cây phát triển pH tối ưu là 5,5-7,0.

Cây bắp (ngô)

Cây bắp (ngô)

Ngô là cây ngày ngắn cần nhiệt độ ấm áp để phát triển. Ngô là cây tương đối kháng hạn, tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước của ngô cũng khác nhau và cây sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. Tuy nhiên, cần biết kỹ thuật trồng cây ngô đúng cách để cho năng suất cao nhất

Bếp nếp (ngô nếp) là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích và được chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, nổ, nấu chè, nấu canh… Đáng chú ý, bắp còn có tác dụng phòng chống ung thư, tốt cho người tiểu đường, não, mắt, da, phụ nữ mang thai, bảo vệ tim…

Để trồng ngô thu được năng suất cao thì chúng ta cần nắm rõ kỹ thuật trồng ngô.

Chọn đúng thời vụ của cây

Thời vụ: Đối với cây bắp ở khu vực miền đông Nam Bộ chủ yếu trồng vào vụ Hè Thu và vụ Thu Đông, ở vùng tây Nam Bộ có hai vụ trồng chính là Đông Xuân và Hè Thu.

Trồng ngô đông trên đất 2 vụ lúa phù hợp nhất trong khoảng thời gian từ 15-25/9 dương lịch. Có thể kéo dài thời gian đến 05/10 dương lịch, nhưng phải trồng bằng bầu.

Tùy vào điều kiện khí hậu, thời tiết cụ thể từng năm, để ngô đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro… thì tùy theo từng giống để bố trí thời điểm gieo trồng thích hợp sao cho giai đoạn trỗ cờ, phun râu an toàn nhất trong khoảng thời gian từ 10-15/11 dương lịch.

Chuẩn bị đất

Đất được cày sâu 15-20 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát triển. Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại phát triển. Tiêu diệt được côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất, trứng, ấu trùng và ký chủ phụ của nó. Tuy nhiên, có một số nơi nông dân trồng bắp không cần cày bừa đất nên dễ làm giảm năng suất.

Chọn giống tốt

Chọn giống tốt

Tùy theo mục đích sử dụng. Trồng lấy trái ăn tươi: chọn các giống thuộc nhóm bắp ngọt hoặc nhóm bắp nếp. Bắp Nù địa phương, sinh trưởng 60- 65 ngày, năng suất 2 tấn hột/ha. Bắp nếp lai MX2, MX4 Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam, 60-65 ngày thu trái tươi, năng suất cao 11-13 tấn trái tươi/ha. Ngoài ra còn có bắp Nếp Nù siêu dẽo của công ty cổ phần DV Bảo Vệ Thực Vật An Giang cũng được nhiều nông dân chọn để trồng.

Kỹ thuật gieo và xử lí hạt

+ Hạt giống có độ nẩy mầm cao >90%. Xử lý hạt bằng thuốc sát khuẩn Captan, Dithane với nồng độ 2-3%0 để diệt và ngừa nấm bệnh. Hạt xử lý xong thường được gieo khô. Nhưng thường nông dân ngâm và ủ hạt trước khi gieo. Lượng giống: 15-20 kg/ha.

+ Cách gieo: Gieo theo hốc: 2-3 hạt/hốc. Chỉ nên để tối đa 2 cây/hốc. Khoảng cách giữa hàng với hàng 60-100 cm và khoảng cách cây với cây trên hàng là 20-40 cm tùy theo đặc tính giống.

Bón phân phù hợp

Khuyến cáo về lượng phân bón cho 1 ha như sau: 5-10 tấn phân chuồng Hoai + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B+ 20 kg vi lượng HVP ORGANIC + 500 kg vôi + 220 kg urea + 340-400 kg super Lân + 80-95 kg Kali.

Cách bón:

– Bón lót: Bón 5-10 tấn phân chuồng hoai + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B + 20 kg vi lượng HVP ORGANIC + 500 kg vôi + 340-400 kg super Lân. Vôi có thể rãi đều trên mặt đất trước hoặc sau khi làm đất. Đối với phân chuồng, phân Lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401.B và vi lượng HVP ORGANIC có thể bón đều trên mặt đất trước khi trồng rồi xới nhẹ lại một lần để lấp phân hoặc có thể dùng bón theo hốc khi lấp hạt.

Bón thúc

+ Bón thúc lần 1 (10 ngày sau gieo): Bón 40 kg Urea + 30 kg Kali. Có thể pha loãng lượng phân trên với nước để tưới cho cây.

+ Bón thúc lần 2 (20 ngày sau gieo): Bón 90 kg Urea + 30 kg Kali. Bón theo hàng cách gốc 15 – 20 cm rồi kết hợp làm cỏ vun gốc lấp phân lại.

+ Bón thúc lần 3 (30 ngày sau gieo): Bón 90 kg Urea + 30 – 35 kg Kali. Bón theo hàng cách gốc 20 – 25 cm rồi kết hợp làm cỏ vun gốc lấp phân lại.

Bón lá

Để cung cấp kip thời các nguyên tố dinh dưỡng cho cây bắp theo từng thời kỳ sinh trưởng ta có thể sử dụng các loại phân bón lá theo quy trình sau:

– Sau khi gieo 10 ngày tưới HVP 6-4-4 K-HUMAT giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hấp thu nhiều phân bón (có thể pha chung với phân bón tưới cho lần bón thúc 1). Kết hợp phun HVP 1001.S (16-16-8), giúp cây phát triển nhanh thân lá, giúp quang hợp tốt.

– Sau khi gieo 20 ngày tưới HVP 6-4-4 K-HUMAT giúp cây phát triển bộ rễ tốt, hấp thu nhiều phân bón (có thể pha chung với phân bón tưới cho lần bón thúc 1). Kết hợp phun HVP 1001.S (20-20-15), giúp cây phát triển thân lá, giúp quang hợp tốt.

>> Những kỹ thuật trồng cây khác có thể bạn quan tâm

Phun thuốc

– Khi cây có loa kèn (35- 40 ngày sau gieo) phun HVP 1601 (10.50.10), giúp cây phân hóa mầm hoa tốt, giúp cờ và bắp phát triển to mập, là cơ sở để thụ phấn tốt sau này.

– Khi cây bắp chuẩn bị trổ cờ (trong ruộng có 1 vài cây trổ cờ) phun HVP-TĐT- Siêu Ra Hoa – Tăng Đậu Trái.

– Khi cây bắp đã thụ phấn xong (các râu đã héo) phun HVP 401.N – SIÊU TO HẠT + HVP-TĐT- Siêu Ra Hoa – Tăng Đậu Trái. Giúp trái nhiều hạt chắc, hạt phát triển đều, hạt to.

– Sau đó 10 ngày phun HVP 1001.S (0-25-25) phun định kỳ 10 ngày 1 lần, đến trước thu hoạch 10 ngày (đối với thu bắp ăn tươi, nếu thu bắp hạt nên phun đến giai đoạn chín sáp) thì ngưng phun. Giúp thúc đẩy quá trình hạt vào chắc nhanh hơn, hạt to đều, phẩm chất trái thu hoạch tăng.

Chăm sóc ngô

Chăm sóc ngô

Tỉa dặm: khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1- 2 cây/hốc).

Tưới tiêu: Trong mùa nắng tưới nước 4-7 ngày/lần khi bắp trổ. Chỉ cần bắp bị úng >24 giờ là năng suất bắp giảm 30-50%. Mùa mưa cần tiêu nước nhanh.

Ngừa bệnh

Sâu

Sâu đục thân: Để phòng sâu đục thân rải Basudin hay Regent hạt vào loa kèn khi bắp được 7-8 lá và trước khi bắp trổ cờ. Áp dụng thuốc nước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi nhỏ đang còn trong nách lá hay trong loa kèn của cây bắp còn non.

Rầy mềm: Phòng trị: không nên trồng bắp với mật độ dày tạo ẩm độ thích hợp cho rầy phát triển. Nếu mật số rầy ít không nên áp dụng thuốc vì rầy có nhiều thiên địch. Sử dụng các loại thuốc như: Applaud, Admire…

Sâu đục trái: phòng trị bằng cách dùng giống kháng (giống có vỏ trái dày và che phủ cả trái). Xịt các loại thuốc trừ sâu gốc cúc như: Fastac, Karate…. Ngoài ra còn có những loại côn trùng sống dưới đất: sâu đất, sùng tRắng, sùng bửa củi,…ngừa bằng cách vệ sinh đồng ruộng và khử trùng đất bằng các loại thuốc Basudin hay Regent…

Bệnh

Bệnh đốm lá: phòng trị bằng các loại thuốc sát khuẩn Maneb, Zineb hay Copper – zinc, Appencarb…

Bệnh đốm vằn: bệnh xảy ra khi trời nóng ẩm và nóng (có sương mù), lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng. Phòng trị bằng Kitazin, Bonanza, Anvil, Rovral phun 3-7 ngày/lần lúc vừa phát hiện bệnh.

Bệnh rĩ: đốm bệnh làm thành những u nhỏ màu vàng đỏ sau đó có màu nâu sậm như rĩ sắt ở phiến lá. Bệnh xuất hiện khi trời nóng ẩm. Phòng trị bằng Zineb, Maneb, Copper.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Nó có thể gây hại nặng nề …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân chính của bị rụng trái non là do cây sầu riêng ra chồi mạnh, thiếu dinh dưỡng và …
Xem Chi Tiết
Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Bài viết này JIA muốn chia sẻ đến bà con nhà nông mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho …
Xem Chi Tiết
Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường …
Xem Chi Tiết
Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế …
Xem Chi Tiết
Các loại bênh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh cây trồng mà trang muốn chia sẻ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Các công việc cần làm trong việc cải tạo ao nuôi tôm

Trước khi bắt đầu mỗi vụ nuôi tôm, cần phải cải tạo ao đúng quy trình để đạt kết quả …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết
Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Trong ngành chăn nuôi hiện nay, kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh, đồng thời được dùng như …
Xem Chi Tiết