Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ mềm, mỏng, vỏ sẫm màu, nhăn nheo và thô ráp… Điều này làm cho tôm dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm, làm tôm yếu đi, chậm lớn, trôi dạt vào bờ, thậm chí có khi chết. Bệnh không gây mất mùa như EMS, đốm trắng, đầu vàng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của tôm và gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.
Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến bệnh mềm vỏ ở tôm
– Do thiếu dinh dưỡng: Trong quá trình nuôi tôm người nuôi có thể cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu khoáng chất, Vitamin giúp cho quá trình tạo vỏ của tôm làm cho tôm bị mềm vỏ.
– Do môi trường:
- Ao nuôi có thể chứa 1 số chất độc do tảo hoặc nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp làm ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm.
- Môi trường ao nuôi dễ biến động làm tôm bị sốc ảnh hưởng đến hấp thụ chất dinh dưỡng làm tôm mềm vỏ.
- Độ mặn và độ kiềm trong ao thấp, độ mặn thấp làm ao nuôi thiếu khoáng chất vì thế sau khi tôm lột vỏ không thể hình thành lớp vỏ mới như ban đầu.
Hiện tượng tôm bị mềm vỏ kinh niên: bệnh mềm vỏ ở tôm xảy ra khi tôm mắc bệnh vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công. Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.
Những dấu hiệu phổ biến
Tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công.
Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết.
Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.
Phương pháp trị bệnh mềm vỏ
Khi phát hiện tôm bị mềm vỏ trong ao nuôi thì phải tiến hành tăng cường Oxygen. Tăng pH trong ao lên mức 8,3 đến 8,5.
Sử dụng khoáng tạt Lỏng hoặc Khoáng tạt Bột tạt vào ao nuôi liên tục trong vòng 3 ngày.
Đồng thời kiểm tra lại thức ăn cho tôm hằng ngày có đủ dinh dưỡng hay không. Kết hợp trộn thêm Khoáng cho ăn và Men tiêu hóa giúp tôm bổ sung Vitamin. Tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp cho quá trình tạo vỏ.
Cách phòng bệnh
>> Truy cập nhiều hơn tại Phòng bệnh thủy sản
Kiểm tra nguồn nước cấp cho ao nuôi có phải là nước thải công nghiệp, nông nghiệp có chứa chất độc hại. Hay không để có biện pháp thay đổi nguồn nước cấp nếu cần thiết.
Đảm bảo cân bằng giữa các loài tảo. Tránh tảo độc phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Sử dụng khoáng tạt định kỳ để đảm bảo đủ chất khoáng giúp cho quá trình tạo vỏ của tôm.
Mua thức ăn từ nhà cung cấp uy tín. Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên trộn Vitamin và men tiêu hóa giúp cho tôm hấp thụ thức ăn tốt.
Đo pH, độ mặn thường xuyên để kịp thời điều chỉnh ở mức thích hợp.
Trên đây là đầy đủ thông tin về bệnh mềm vỏ kinh niên sau khi lột của tôm. Bà con phải theo dõi sát quá trình nuôi, kịp thời phòng bệnh. Giúp tôm phát triển khỏe mạnh sau khi lột cho tôm cứng vỏ. Và chắc thịt giúp người nuôi có một mùa nuôi thủy sản bội thu. Chúc bà con thành công!
JIA đã xem xét nguyên nhân của bệnh phù nề truyền nhiễm mãn tính và cách phòng ngừa và điều trị bệnh phù nề truyền nhiễm ở tôm. Hy vọng giúp ích cho bà con.
Nguồn: bacsinhanong.com