
Để phát triển và sử dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao để làm giàu thì điểm đáng chú ý là mô hình sử dụng công nghệ cho ăn tự động và công nghệ điện toán đám mây để kiểm soát các chỉ tiêu môi trường nước giúp kiểm soát toàn bộ chu kỳ nuôi, hệ thống cơ sở vật chất nông nghiệp.
Mục lục
Nuôi tôm công nghệ cao
Trong các kỹ thuật nông nghiệp áp dụng thì có thể “minh chứng” về đánh giá này từ một số thành công như mô hình của Công ty TNHH một thành viên Long Mạnh với tổng diện tích 6ha, quá trình nuôi không thay nước trong giai đoạn tôm dưới 1,5 tháng tuổi, lượng chất thải từ tôm được tách lọc lại ao chứa, chất cặn bã sử dụng làm biogas, nước sau khi lắng cặn được qua hệ thống ao lắng xử lý và tái sử dụng.
Với công nghệ và cách nuôi này, công ty đã thu được năng suất bình quân 150-180 tấn/ha, lãi trung bình 59.000 đồng/kg.
Nuôi thì trúng, nhưng để nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao không phải dễ. Lý do là mô hình này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, nên đa số những hộ đã nuôi ở Bạc Liêu thời gian qua chủ yếu là những hộ có tiềm lực sẵn có, không phải vay vốn.
Bà con nuôi tôm theo mô hình này sợ nhất là… cúp điện và luôn lo lắng đầu ra. Bản thân ông muốn có điện 3 pha nuôi tôm phải xài ké và kéo 500m vào khu vực nuôi.
Nhưng mỗi khi cúp điện thì nông dân phải chạy máy bằng dầu rất tốn kém (khoảng 2 – 3 triệu đồng cho 2 ao nếu bị cúp điện 1 ngày). Điều đáng lo khác chính là câu chuyện đầu ra; bởi nuôi theo công nghệ cao vốn đầu tư rất lớn mà đầu ra không ổn định; hoặc không có giá thì nông dân sẽ không có lời.
Thuận lợi và bất tiện
Là người đứng đầu HTX, anh Hồ Quang Dũng luôn trăn trở; suy nghĩ tìm cách cải tiến hình thức nuôi, áp dụng công nghệ cao để tăng thêm nhiều vụ nuôi trong năm; hạn chế bớt rủi ro, nhất là vào mùa Đông khi nhiệt độ xuống thấp.
Đầu năm 2012, anh Dũng quyết định đi tham quan ở các tỉnh phía Bắc – nơi có điều kiện khí hậu tương đối giống ở địa phương Hà Tĩnh; có phong trào nuôi tôm công nghệ cao trong nhà bạt cho hiệu quả cao; như Hải Phòng, Quảng Ninh.
Sau chuyến tham quan “trăm nghe không bằng một thấy”; với sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh đã bàn bạc với các thành viên trong HTX; và đi đến quyết định đầu tư xây dựng nhà bạt để nuôi tôm vào vụ Đông. Đầu tháng 10/2012, HTX đã khởi điểm nuôi 2 ao; với số lượng 600.000 con giống kích cỡ PL10 – PL15.
Theo phương pháp nuôi của HTX: Khi tôm ở giai đoạn 1 (20 ngày đầu); được ương nuôi trong nhà bạt với mật độ 300 con/m2; ở giai đoạn 2: tôm đạt kích cỡ 3 – 4cm/con; được san ra ao để nuôi thương phẩm với mật độ 100 con/m2.
Sau hơn 3 tháng nuôi, tôm nuôi phát triển tốt; kích cỡ đạt 48 – 50 con/kg, sản lượng đạt khoảng 6.000kg (năng suất đạt hơn 12 tấn/ha/vụ); trừ chi phí, lợi nhuận đạt 500 triệu đồng/vụ.
Ưu điểm của việc nuôi tôm công nghệ cao
Theo ước tính của anh Dũng: “Trong hời gian tới HTX sẽ đầu tư diện tích ao nuôi che bạt lên 3 ha; đồng thời áp dụng nghiệm ngặt quy trình kỹ thuật; mỗi năm thả nuôi 3 vụ, với năng suất đạt từ 12 – 20 tấn/ha/vụ, cho doanh thu hơn 7 – 10 tỷ đồng/năm.
Nói về những ưu điểm của việc nuôi tôm trong nhà bạt anh Dũng cho biết, ương; nuôi tôm trong nhà bạt có ưu điểm hơn nuôi ở ngoài trời như khi thời tiết thay đổi bất lợi; trời mưa lớn ao nuôi không bị phân tầng nước và đặc biệt vào thời điểm giá lạnh có bạt che chắn sẽ chống rét cho tôm; vì nhiệt độ trong nhà bạt khi nuôi theo dõi cho thấy luôn cao hơn nhiệt độ bên ngoài là 5 – 7 độ C.
Vì vậy, vào thời điểm nhiệt độ xuống thấp chúng ta vẫn có thể tiến hành ương dưỡng tại chỗ; để phục vụ nuôi thương phẩm đạt kết quả tốt, có thể tăng được nhiều vụ nuôi trong năm; sản phẩm luôn chủ động để phục vụ thị trường với giá cao gấp 1,5 lần so với nuôi chính vụ…
Anh Dũng nhấn mạnh, tuy nuôi tôm trong nhà bạt có nhiều lợi thế; nhưng đòi hỏi người nuôi phải thường xuyên quan sát để xử lý kịp thời; khi xảy ra hiện tượng gió lớn làm rách bạt.
Ý tưởng hướng đến tương lai
Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cũng cao hơn như: đầu tư xây dựng nhà bạt, hệ thống quạt nước; máy sục khí phải đảm bảo cho tôm hô hấp; vì lượng ôxy từ không khi khuyếch tán vào trong môi trường nước ít; nên thời gian cần sử dụng quạt nước nhiều hơn so với khi nuôi tôm ngoài trời …
Sau thành công của vụ nuôi thứ nhất; đến nay HTX đang xây dựng thêm nhà bạt để ương giống phục vụ thả tôm giống vào các thời điểm nhiệt độ ngoài trời xuống thấp; với mục đích tăng vụ nuôi trong năm, giảm thiểu rủi ro, tăng sản lượng hàng năm trên đơn vị diện tích; đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian khan hiếm tôm…
Mô hình nuôi tôm trong nhà bạt của HTX nuôi trồng thuỷ sản Xuân Thành; đang là mô hình điểm cho các hộ nuôi tôm ở địa phương đến tham quan; và học tập kinh nghiệm, góp phần khai thác tốt tiềm năng diện tích đất cát hoang hoá ven biển vào sản xuất; giải quyết việc làm cho người dân và giúp họ làm giàu trên chính quê hương mình.
Làm giàu không khó; cùng theo dõi JIA xem ngư dân làm giàu như thế nào nhé.
Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com