Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và loét có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tôm. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý vỏ tôm giống để giúp tôm khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến bệnh mòn kitin
Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin do hệ trực khuẩn Virio spp gây ra, đây là hệ khuẩn gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm trên tôm. Có nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh này: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali…
Giống vi khuẩn Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3 -0,5 x 1,4 – 2,6 μm. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Vibrio spp thường gây bệnh ở động vật thủy sản nước mặn và nước ngọt: cá, giáp xác, nhuyễn thể…
Một số loài Vibrio là mầm bệnh. Hầu hết các chủng gây bệnh có liên quan đến viêm dạ dày ruột, nhưng cũng có thể nhiễm trùng vết thương hở và gây nhiễm trùng huyết. Chúng có thể được mang theo bởi nhiều động vật biển, chẳng hạn như cua hoặc tôm, và đã được biết là gây nhiễm trùng gây tử vong ở người trong quá trình tiếp xúc. Nguy cơ mắc bệnh lâm sàng và tử vong tăng với một số yếu tố, chẳng hạn như bệnh tiểu đường không kiểm soát được, nồng độ sắt tăng cao (xơ gan, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh hemochromatosis) và ung thư hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch khác.
Các loài Vibrio gây bệnh bao gồm V. cholerae (tác nhân gây bệnh tả), V. parahaemolyticus và V. Vulnificus. V. cholerae thường lây truyền qua nước bị ô nhiễm.[3] Các loài Vibrio gây bệnh có thể gây bệnh từ thực phẩm (nhiễm trùng), thường liên quan đến việc ăn hải sản chưa nấu chín. Các tính năng gây bệnh có thể được liên kết với cảm biến đại biểu, nơi vi khuẩn có thể biểu hiện yếu tố độc lực thông qua các phân tử tín hiệu của chúng.
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện
Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin xuất hiện ở các vùng mềm trên lớp vỏ kitin của tôm. Bệnh xuất hiện với các đốm đen, trắng, đốm đỏ trên vỏ. Tại các điểm đốm đó, phần vỏ kitin sẽ bị ăn mòn hoặc phồng lên. Sắc tố Melanin bị khuyếch đại, sự mờ đục của đốt bụng thứ 6. Và xuất hiện sắc tố đen nâu trên mô gan tụy.
Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin xuất hiện ở mọi giai đoạn của tôm. Từ tôm bố mẹ, trong lúc nuôi tôm thịt hay cả ở giai đoạn ấu trùng tôm giống.
Cũng có trường hợp bệnh xảy ra kèm theo một số dấu hiệu khác trong các ao nuôi tôm như: Tôm bị bệnh thường bẩn mình, bẩn mang. Có màu hồng đỏ trên cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính. Nếu bệnh mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ…
Biện pháp phòng bệnh
>> Xem thêm: Phòng bệnh thủy sản
Để phòng tránh Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin. Nên làm tốt công tác vệ sinh ao trước khi thả nuôi.
Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi cần được xử lý tốt thông qua các phương pháp lọc cơ học. Xử lý bằng thuốc sát trùng, khử vi sinh…Không nên bơm nước tự nhiên trực tiếp vào ao nuôi mà nên xử lý qua bể lắng.
Thay nước đáy trong ao thâm canh, cần lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt. Xác định khẩu phần thức ăn chính xác, tránh dư thừa. Trong nuôi thâm canh không dùng thức ăn tươi sống;
Dùng chế phẩm vi sinh (Probiotic) cụ thể dùng Khoáng tạt để cân bằng sinh thái trong hệ thống nuôi. Và giảm lượng chất thải hữu cơ trong ao, bể, kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh
Làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt. Và bổ sung một số sản phẩm như: Vitamin C, bộ 5 dinh dưỡng và hạn chế dùng hóa chất.
Trị bệnh mòn kitin ở vỏ tôm
Giảm mật độ vi khuẩn trong nước và cải thiện điều kiện môi trường bằng biện pháp kỹ thuật như thay nước đáy… Sau khi thay một phần nước trong ao gây lại màu nước.
Trên đây là một số biện pháp mà JIA đã tổng hợp được. Cảm ơn mọi người đã theo dõi.
Nguồn: bacsinhanong.com