Một số bệnh như chảy máu, bệnh viêm đường ruột, nấm da và bệnh trùng bánh xe thường được tìm thấy trong cá rô phi nuôi lồng… Quy trình này quy định trình tự phòng và điều trị bệnh cho cá rô phi (bệnh xanh tím hoặc nhiễm nấm) áp dụng cho các trang trại nuôi cá rô phi theo hình thức nuôi lồng trên hồ chứa năng lượng mặt trời.
Mục lục
Cách chọn vị trí đặt lồng
Vị trí đặt lồng bè
– Khu vực nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất khác.
– Tránh xa nơi tàu thuyền thường qua lại nhiều.
– Nuôi ở hồ chứa nước phải chọn khu vực có dòng chảy, không nuôi ở các eo ngách.
Môi trường nước nơi đặt lồng
– pH = 7,5 – 8,0
– Oxy hoà tan (O2) lớn hơn 5 mg/lít
– Amoniac (NH3) không lơn hơn 0,01 mg/lít
– Nitrit (NO2) và sunfua hydro (H2S) nhỏ hơn 0,01 mg/lít
Cách đặt lồng
– Diện tích lồng chỉ được chiếm không nhiều hơn 0,05% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất.
– Mỗi khu vực đặt 2 – 5 bè (mỗi bè 4 lồng có diện tích 10 m2), khoảng cách giữa các cụm bè là 200 – 500 m. Các bè phải đặt so le, khoảng cách giữa các bè là 10 – 15 m, đáy lồng cách mặt đáy không nhỏ hơn 0,5 m.
Quy trình chọn giống cá
Cá bố mẹ hay cá giống (Broodstock) là thuật ngữ về những con cá trưởng thành được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cho mục đích sinh sản, nhân giống. Cá bố mẹ có thể là một số lượng loài động vật duy trì trong điều kiện nuôi nhốt như một nguồn thay thế hoặc nâng cao cho con giống và cá con số.
Chúng thường được giữ trong ao hoặc bể trong đó đảm bảo điều kiện môi trường như thời gian chiếu sáng, nhiệt độ và độ pH được kiểm soát. Cá bố mẹ cũng có thể được bắt nguồn từ các quần thể hoang dã, nơi chúng được thu hoạch và nuôi trong các bể trưởng thành trước khi giống của chúng được thu thập cho nuôi thương phẩm với quy mô thị trường.
– Ngoại hình: Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng
– Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.
– Tình trạng sức khỏe: Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1%.
– Kích cỡ: 8 – 10 cm/con, khối lượng 15 – 20 g/con.
Môi trường nuôi được đảm bảo
Sử dụng một số hoá chất sau đây treo trong lồng để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi.
>> Đọc thêm tại Phòng bện thủy sản
Vôi nung (CaO) để khử trùng và khử chua cho môi trường nước:
– Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè.
– Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 – 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè.
– Liều lượng sử dụng là 2 – 4 kg vôi cho 10 m3 nước.
– Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác
Hóa chất để khử trùng, phòng bệnh vi khuẩn, nấm và bệnh ký sinh trùng
VICATO (Trichlocyanuric acid – TCCA)
+ Thuốc đóng viên 200 g/viên để treo trong lồng, thuốc tan dần ra ngoài khoảng 1 tuần.
+ Liều lượng sử dụng là 200 g/10 m3 nước, 2 tuần một lần (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).
Rescus
– Thuốc dạng nước đóng chai hòa nước té trực tiếp xuống lồng nuôi cá
– Cách dùng: Hòa tan 1 lít thuốc/40 lít nước té vào cá và xung quanh lồng.
Sulphat đồng (CuSO4) để phòng bệnh ký sinh đơn bào:
– Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).
– Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.
Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh
Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán).
Thuốc KN-04-12:
– Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
– Cho cá ăn định kỳ 30 – 45 ngày 1 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g/kg cá/ngày; phòng bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột…);
– Trị bệnh cho cá ăn 4g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn 7 – 10 ngày liên tục.
– Mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu từ tháng 3 – 5 và tháng 8 – 10.
Thuốc kháng sinh:
– Dùng một số loại thuốc kháng sinh: Doxycyllin, Sulphatrim, AntiGerm… trộn vào thức ăn tinh cho cá để trị bệnh nhiễm khuẩn máu (Streptoccocus sp, Aeromonassp, Pseudomonas sp).
– Liều lượng sử dụng là 100 mg/kg cá/ngày thứ nhất; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn 50 mg/kg cá/ngày. Khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn máu cho ăn 1 đợt, mỗi đợt kéo dài không quá 7 ngày.
Men tiêu hóa (Lacto-Plus hoặc HI-Lactic):
– Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày.
– Liều lượng sử dụng là 1,0 – 3,0 g/kg thức ăn.
Vitamin C:
– Định kỳ 1 tháng cho cá ăn 1 đợt 7 ngày, trộn vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày;
– Liều lượng sử dụng là 10,0 – 30,0 mg/kg cá/ngày.
Sức khỏe cá phải đảm bảo được theo dõi
– Hàng ngày phải chú ý theo dõi các hiện tượng có thể xảy ra đối với cá nuôi trong lồng/bè như: cá nổi đầu do thiếu oxy, cá bị nhiễm độc do nước bị ô nhiễm, cá kém ăn hoặc bỏ ăn do môi trường thay đổi xấu, thức ăn kém chất lượng hoặc cá bị nhiễm bệnh.
– Kịp thời có biện pháp xử lý các hiện tượng trên bằng cách: quấy sục khí làm tăng lượng khí oxy hoà tan, di chuyển lồng/bè ra khỏi khu vực môi trường bị ô nhiễm bẩn, cho cá ăn đủ chất lượng và số lượng, loại bỏ cá bệnh ra khỏi lồng.
– Ở khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng bè xuống vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá nuôi.
– Khi thấy cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan, phải tiến hành thu hoạch ngay (kể cả phải thu cá trong lồng còn lại, nếu đã đạt yêu cầu thương phẩm).
JIA đã cung cấp cho bạn những thông tin về qui trình này. Nếu có thắc mắc gì hãy truy cập thêm thông tin của chúng tôi nhé.
Nguồn: tomvang.com