Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, thiếu khoáng và mật độ nuôi cao. Ở tôm, độ cong thân rõ nhất là phần mô cơ dọc thân có màu trắng sữa cùng với độ cong của thân.
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng là hiện tượng tôm nuôi bị co cơ, cơ bị đục làm tôm suy yếu chậm lớn, một số trường hợp có thể chết dẫn đến hao hụt, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân
Sự biến động nhiệt độ đột ngột ở ao nuôi tôm hay khi ta kéo tôm lên khỏi mặt ao vào những ngày nóng bức, hay những ngày gió rét, nhiệt độ không khí quá chênh lệch với nhiệt độ trong nước ao ở thời điểm đó, lập tức hiện tượng co rút xảy ra.
TH1: Khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước để kiểm tra sức ăn của tôm . Tôm trong nhá, vó sẽ nhảy lên búng mạnh, gặp nhiệt độ cao, một số con sẽ bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi thả trở lại ao, số lượng tôm cong thân sẽ có thể chết vì không tự duỗi thẳng lại được.
TH2: Tương tự, khi sử dụng chài tôm kiểm tra lúc nắng nóng, lượng tôm đục cơ và cong thân cũng xảy ra nhiều.
TH3: Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng cũng thường xảy ra khi người nuôi tắt tất cả quạt khí. Rồi sau đó bật quạt chạy trở lại làm tôm bị “giật mình”. Nhiều con sẽ nhảy lên mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Một số tôm khi nhảy lên mặt nước sẽ bị cong thân khi tiếp xúc không khí. Và chuyển sang trắng cơ. Hiện tượng này thường xảy ra vào nửa đêm khi tôm đạt kích cỡ 10g/con trở lên.
TH4: Khi nhiệt độ môi trường cao và trong ao có tảo giáp phát triển. Mật độ tảo giáp cao làm nước có màu nâu đỏ sẽ làm tôm yếu đi và dễ bị cong thân.
Ngoài ra vấn đề dinh dưỡng, thiết hụt các chất vi lượng trong khẩu phần thức ăn của tôm cũng được cho rằng có liên quan tới bệnh này.
Các triệu chứng phổ biến
>> Xem thêm: Phòng bệnh thủy sản
Đuôi tôm cong về phía bụng, dùng tay không bẻ ra được. Có 2 trạng thái co rút: co rút hoàn toàn và co rút không hoàn toàn.
Những con tôm bị co rút hoàn toàn thường nằm nghiêng. Và nếu như đưa chúng về điều kiện thích hợp tôm cũng không trở lại bình thường.
Ngược lại những con không bị co rút hoàn toàn. Nếu nhanh chóng đưa về điều kiện thích hợp có thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Cách phòng bệnh cong thân ở tôm
Để phòng bệnh này, cần tránh hiện tượng gây sốc do nhiệt độ. Cần đảm bảo độ sâu cho ao nuôi tôm. Tránh bắt tôm vào những ngày có nhiệt độc cao hay nhiệt độ thấp.
Ngoài ra trong khi nuôi để đảm bảo vấn đề dinh dưỡng cần cung cấp bộ 5 dinh dưỡng. Bao gồm( TA-FEEDMIN, TA.BETA-GLUCAN, TA-FOREVER, T-FOOD, TA-BINDER)
Với những ngày nắng nóng, gay gắt cần trộn thêm vitamin C vào thức an. Hoặc tạt vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Khi phát hiện tôm bị bệnh cong thân:
Trộn cho ăn TA-FEEDMIN 20g+ 20g Vitamin C+ 2 muỗng đường cát/1kg TĂ .
Sử dụng Khoáng Tạt N79 3kg/1000 m3, tạt vào lúc 1-2 giờ khuya.
8-9 giờ sáng hôm sau cấy vi sinh TA-PONDPRO 0,5 kg/1000 m3.
Hy vọng JIA đã mang lại cho bà con nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bà con đã đọc.
Nguồn: trucanh