Các phương thức nuôi hàu thương phẩm giúp đạt năng suất cao

5 phút, 41 giây để đọc.

Nuôi hàu thương phẩm yêu cầu kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, không cần đầu tư thức ăn mà mang lại lợi nhuận cao.Tuỳ vào điều kiện từng khu vực nuôi mà có các hình thức nuôi hàu khác nhau.

Đặc điểm sinh trưởng

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của hàu. Ở vùng nhiệt đới nhiệt độ ấm áp; nên tốc độ sinh trưởng của hàu rất nhanh và quá trình sinh trưởng diễn ra quanh năm; Thí dụ loài Crassostrea paraibanensis có thể đạt chiều cao 15cm trong một năm (Singaraja 1980); Ở vùng ôn đới quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra trong mùa xuân-hè; mùa thu-đông hàu gần như không sinh trưởng.

Sự sinh trưởng của hàu còn phụ thuộc vào mật độ. Ở Venezuela, hàu trong các đầm nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao ;nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng đạt 6cm trong vòng không đầy 6 tháng; Tốc độ sinh trưởng của hàu cũng khác nhau; tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng khác nhau; và do đặc tính riêng của từng loài (yếu tố di truyền); Một đặc điểm nổi bậc của hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6-12 tháng đầu tiên; sau đó chậm dần.

Đặc điểm sinh sản 

Giới tính: có hiện tượng biến tính (thay đổi giới tính) ở hàu; Trên cùng cơ thể có lúc mang tính đực, có lúc mang tính cái và cũng có khi lưỡng tính. Tỉ lệ lưỡng tính trong quần thể thường thấp.

Phương thức sinh sản: tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Nhóm Crassostrea và Saccostrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong xoang màng áo của cá thể mẹ ;đến giai đoạn diện bàn hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ.

Mùa vụ sinh sản: ở vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản xảy ra quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4-6. Mùa vụ sinh sản ở vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới; Tác nhân chính kích thích đến quá trình thành thục và sinh sản của hàu là nhiệt độ, nồng độ muối và thức ăn có trong môi trường.

Nuôi hàu trong đìa

Độ sâu của đìa nuôi hàu thương phẩm 1,2 – 1,5 m. Hàu giống có kích thước 3 – 4 cm, được nuôi trong rổ nhựa hình chữ nhật với kích thước (40 x 60 x 20) cm. Dùng lưới có kích thước mắt lưới 2 cm đậy bên trên rổ. Mật độ ương 200 con/rổ và các rổ được treo trên sợi dây. Hai đầu sợi dây là hai cọc xi măng. Khoảng cách giữa các rổ là 3 m. Diện tích đìa 800 – 1.000 m2.

Sau 3 – 5 ngày thì tiến hành vệ sinh rổ hàu một lần, đến khi rổ hàu sạch không còn bùn hay các vật bám vào. Trong quá trình vệ sinh thường xuyên kiểm tra và bắt cua hay cá con lọt vào lồng.

Hàng ngày phải thay nước theo thủy triều lên xuống đảm bảo đầy đủ thức ăn và dòng chảy cho hàu sinh trưởng. Cứ 10 ngày, dùng máy xịt có tốc độ vừa phải xịt sạch dụng cụ ương hàu.Sau 6 – 7 tháng, hàu đạt kích thước 80 – 90 mm/con (khoảng 10 – 12 con/kg) thì thu hoạch.

Hình thức nuôi hàu nổi

Để nuôi hàu nổi, yêu cầu độ sâu thủy vực > 4 m. Hàu giống được nuôi trong các lồng lưới tròn có 5 tầng với đường kính 0,5 m và chiều cao mỗi tầng 0,2 m. Các lồng lưới được treo vào một hệ thống dây nổi bởi các phao nhựa. Mỗi tầng lồng chứa khoảng 40 con hàu giống có kích cỡ 3 – 3,5 cm. Các lồng lưới này cách nhau khoảng 2 m.

Lưới bao xung quanh lồng có kích thước mắt lưới bằng 2 cm.Sau khi xuống giống 8 – 10 ngày, tiến hành vệ sinh lồng hàu một lần.Từ 7 – 9 tháng, hàu đạt kích thước thương phẩm tiến hành thu hoạch.

Nuôi trên lốp cao su

Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm.

Ngoài những thông tin về các phương thức nuôi hàu thương phẩm, còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

Nuôi bằng giàn

Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài khoảng 1,2 – 1,8 m; chiều rộng 0,1 m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5 – 7,5 m, chiều cao giàn khoảng 5 – 6 m; chôn sâu 1 – 2 m. Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Lồng nhỏ treo 32 – 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 – 6 tấn hàu nguyên con/giàn.

Nuôi hàu trên các lồng treo

Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4 m, kích cỡ mắt lưới là 2 cm.

Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3 – 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng, tiến hành thu hoạch.Mong rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: tomvang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bí quyết nuôi cá tai tượng hiệu quả, đạt chất lượng

Cá tai tượng hay còn gọi là Tài Phát là một loài các có giá trị kinh tế cao, là món …
Xem Chi Tiết
Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết