Kỹ thuật và hướng đi trồng cây dâu tằm lấy quả cải thiện kinh tế

4 phút, 40 giây để đọc.

Cây dâu tằm là loại cây quen thuộc, gắn liền với việc trồng dâu để nuôi tằm. Nhưng ngoài công dụng nuôi tằm, gần đây một số hộ phát triển việc nuôi dâu tằm để lấy quả. Cây dâu tằm là một trong những loại cây lấy quả không những có tác dụng thanh nhiệt, giải khát,trang trí trong thức ăn, đồ uống, và đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh Alzhiemer (bệnh mất trí nhớ)… Cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này và Kỹ thuật trồng nó nhé.

Cây dâu tằm

cây dâu tằm

Cây dâu tằm là một loại cây gắn liền với người dân Việt Nam từ rất lâu về trước. Trong Đông Y, cây dâu tằm giống như loại “tiên dược” với những công dụng chữa bệnh hiệu quả. Trồng cây dâu tằm tại nhà làm thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, làm đẹp, bồi bổ cơ thể, làm thực phẩm, trang trí món ăn…. Việc trồng và thu hoạch quả dâu tằm cũng mang lại hiệu quả kinh tế bất ngờ đối với nhiều hộ dân.

Nâng cao hiệu quả kinh tế

Những năm gần đây, áp dụng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều loại cây trồng mới được người dân xã Phong Hiền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đưa vào canh tác. Trong đó, hiệu quả phải kể đến cây dâu tằm.

Giám đốc HTX Sản xuất Nông nghiệp Hiền Lương (Phong Hiền) ông Hoàng Văn Hiền. Ông cho biết, cây dâu được mang từ Đà Lạt về trồng ở địa phương vào năm 2014. Một thời gian sau, thấy hiệu quả kinh tế; bà con mạnh dạn nhân giống, mở rộng diện tích trồng trên địa bàn.

“Mỗi năm dâu tằm cho hai vụ quả, chính vụ từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch; trái vụ từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Chính vụ lúc thời tiết nắng ráo, quả dâu chất lượng tốt; lại đúng dịp hè nên giá bán khá cao, trung bình đạt 45 nghìn đồng/kg. Lúc trái vụ dâu có giá 30 nghìn đồng/kg. Hàng năm mỗi sào dâu cho thu nhập từ 12 – 15 triệu đồng”, ông Hiền cho biết thêm.

Loại cây dễ thích nghi với điều kiện khí hậu

Loại cây dễ thích nghi với điều kiện khí hậu

Cây dâu tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương. Quả dâu tằm có hình thức đẹp; to, bóng, mọng nước, vị ngọt thanh. Ông Trần Sỹ Ngọc, trưởng thôn Hiền Lương, xã Phong Hiền là hộ trồng dâu có tiếng tại địa phương chia sẻ: “Cây dâu sống lâu năm, chống chịu khá tốt với nắng hạn, lũ lụt. Hơn nữa, giá trị kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác. Vui nhất là thương lái đến thu mua tận vườn. Đầu ra tốt. Vì vậy tôi đang chuẩn bị tăng diện tích thêm 2,5 sào”.

Dâu được trồng chủ yếu bằng cách giâm hom, vì vậy chi phí giống thấp, tỷ lệ sống cao. Để tiện lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch quả, các hộ trồng dâu tại Phong Hiền đã sáng tạo phương pháp trồng dâu tằm lùn.

“Sau một năm trồng là dâu đã cho quả. Cây phát triển khá nhanh vì thế bà con thường chặt tỉa những nhánh cao. Cây đẻ nhánh càng nhiều thì càng sai quả”, ông Ngọc nói. Chiều cao tối đa của cây được tiết chế, duy trì dưới 2,5m. Độ rộng tán phù hợp với khoảng cách cây từ 2,5 – 3m. Nhờ vậy ánh sáng được đảm bảo cho cây phát triển, việc thu hái dâu chín cũng dễ dàng hơn.

Mở rộng đất trồng dâu

Mở rộng đất trồng dâu

Từ đầu năm 2019 đến nay, Hiền Lương tăng thêm 5 ha dâu, nâng tổng diện tích loại cây này của thôn lên 10 ha. Phấn khởi trước giá trị của loại cây trồng mới, song ông Hiền vẫn có những băn khoăn: “HTX đang mong muốn tập trung trồng dâu tại đồng Tự để dễ quản lý, chăm sóc. Tuy nhiên chúng tôi lo ngại tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô nên rất e dè. Dâu tằm là loại cây cho giá trị kinh tế ổn định, đây thật sự là giống cây mới, cơ hội cho bà con nông dân nâng cao thu nhập”.

Bước đầu, cây dâu tằm tại vùng đất Hiền Lương đã cho thấy giá trị kinh tế. Mong mỏi của người dân là nhanh chóng được tập huấn, phổ biến phương pháp trồng, chăm sóc để ngày càng nâng cao chất lượng, sản lượng dâu quả. Về lâu dài cần có quy hoạch chi tiết khu vực trồng dâu, sau nữa là phương pháp chế biến, xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Phong Điền, đề xuất cơ chế hỗ trợ để mở rộng vùng trồng cây dâu tằm tại Phong Hiền, tổ chức tập huấn, tham quan các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho bà con địa phương.

Quả thật trồng cây dâu tằm thu về rất nhiều lợi ích. Các hộ dân có thể dùng quả dâu tằm làm rượu, mứt, thậm chí bán quả… JIA vừa giới thiệu đến bạn hướng đi trồng dâu tằm lấy quả và một ít kĩ thuật trồng cây. Mong rằng thông tin này sẽ hữu ích cho bạn.

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Cách xử lý triệt để nhện đỏ bằng biện pháp sinh học

Nhện đỏ là loài côn trùng gây hại và kháng thuốc rất mạnh. Nó có thể gây hại nặng nề …
Xem Chi Tiết
Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Sầu riêng bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?

Nguyên nhân chính của bị rụng trái non là do cây sầu riêng ra chồi mạnh, thiếu dinh dưỡng và …
Xem Chi Tiết
Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây trồng đơn giản bạn nên biết

Bài viết này JIA muốn chia sẻ đến bà con nhà nông mẹo phòng trừ dịch bệnh gây hại cho …
Xem Chi Tiết
Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Xử lý triệt để bệnh đốm trắng gây hại trên cây thanh long

Nỗi lo của bà con trồng thanh long ở Bình Thuận đó là bệnh đốm trắng. Bệnh đốm trắng thường …
Xem Chi Tiết
Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Cách phòng trừ và xử lý bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu

Bệnh chết chậm và biện pháp phòng bệnh trên cây hồ tiêu. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế …
Xem Chi Tiết
Các loại bênh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh

Các loại bệnh gây hại cho dưa hấu và biện pháp phòng bệnh cây trồng mà trang muốn chia sẻ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Các công việc cần làm trong việc cải tạo ao nuôi tôm

Trước khi bắt đầu mỗi vụ nuôi tôm, cần phải cải tạo ao đúng quy trình để đạt kết quả …
Xem Chi Tiết
Phương pháp phòng và trị bệnh đục cơ

Các nguyên nhân và cách phòng bệnh đục cơ ở tôm sú

Bệnh đục cơ là một bệnh phát triển dựa trên mật độ tôm cao trong ao và độ mặn ao …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng ăn mòn xuất hiện

Biện pháp trị và phòng bệnh vỏ tôm bị mòn kitin

Bệnh vỏ tôm bị mòn kitin là bệnh do vi khuẩn. Nó có thể làm hỏng vỏ tôm,Vỏ mềm và …
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cong thân

Phòng trị bệnh cong thân xuất hiện ở tôm

Bệnh cong thân tôm thường xuất hiện ở lứa tuổi 20 – 30 ngày ở những ao nghèo dinh dưỡng, …
Xem Chi Tiết
Những triệu chứng của bệnh

Phòng chống bệnh hoại tử cục bộ ở tôm bà con nên nắm rõ

Trong số các bệnh thường gặp ở tôm, bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm và là bệnh …
Xem Chi Tiết

Bệnh mềm vỏ ở tôm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh phù thũng hay còn gọi là mềm vỏ ở tôm thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: vỏ …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Bật mí ứng dụng tinh dầu oregano trong chăn nuôi gia cầm, gia súc hiệu quả

Các sản phẩm tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được mọi người thích sử dụng cho chăn …
Xem Chi Tiết
Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin và biện pháp khắc phục

Cách nhận biết gia cầm bị thiếu vitamin, khoáng chất và biện pháp khắc phục

Khi gà thiếu vitamin và khoáng chất không dẫn đến hậu quả ngay lập tức hay gây chết đột ngột, …
Xem Chi Tiết
Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Làm thế nào để bổ sung vitamin cho gia cầm trong mùa nắng nóng?

Bổ sung Vitamin A, E vào khẩu phần ăn cho gia cầm trong môi trường nắng nóng mùa hè có …
Xem Chi Tiết
Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ là gì? Những lưu ý khi bổ sung vào thức ăn của gia cầm

Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho …
Xem Chi Tiết
Những vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vai trò của vitamin A đối với gia cầm và cách bổ sung hiệu quả

Vitamin là 1 hợp chất hữu cơ mà gia cầm chỉ cần 1 lượng rất ít để cơ thể hoạt …
Xem Chi Tiết
Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Phương pháp hạn chế kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, gia súc

Trong ngành chăn nuôi hiện nay, kháng sinh được dùng để phòng và trị bệnh, đồng thời được dùng như …
Xem Chi Tiết