Làm thế nào để trái cây Việt Nam vươn ra thị trường các nước?

Làm thế nào để trái cây Việt Nam vươn ra thị trường các nước?
7 phút, 18 giây để đọc.

Với mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD trong năm 2019; ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã đặt ra nhiều nhiệm vụ như xây dựng vùng nguyên liệu trái cây có chất lượng ổn định; phục vụ cho hoạt động chế biến và xuất khẩu; mở rộng thị trường trái cây Việt; tăng khả năng cạnh tranh cho trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới lẫn thị trường nội địa… Các nhiệm vụ này đều nhằm thúc đẩy ngành hàng trái cây Việt Nam trở thành một trong những ngành hàng chiến lược của nền nông nghiệp.

Vận dụng công nghệ chế biến hiện đại

Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng nội địa và người tiêu dùng nước ngoài; nhiều ý kiến cho rằng trái cây tươi có vị tươi ngon; nhưng trái cây chế biến cũng có hương vị riêng, có thể sử dụng lâu hơn; bảo quản đơn giản và phù hợp với những sự kiện lễ tết, ngày hội lớn…

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinamit cho biết trong những dịp lễ Giáng sinh, dịp Tết Nguyên đán, những ngày hội thể thao thế giới và khu vực châu Á, hầu hết người tiêu dùng đều lựa chọn sản phẩm trái cây chế biến để sử dụng. Đây chính là lý do và cũng là động lực để ngành trái cây tiếp tục đầu tư công nghệ chế biến sâu các sản phẩm trái cây Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); trong số các loại trái cây xuất khẩu ra thị trường thế giới, thanh long chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu. Mặc dù cây thanh long được trồng ở 20 quốc gia trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn chiếm diện tích cao nhất, đạt 49.000ha. Thanh long Việt Nam hiện đã có mặt tại 40 quốc gia khắp các châu lục; riêng thị trường Trung Quốc chiếm 80% sản lượng xuất khẩu tươi.

Vận dụng công nghệ chế biến hiện đại

Chất lượng hoa quả ngày càng tăng lên

Với nhiều thuận lợi về khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái cây đa dạng; có chất lượng tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Các vùng có thế mạnh trồng trái cây xuất khẩu chủ yếu tập trung tại khu vực phía Nam. Các loại trái cây xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là dứa đóng hộp, bưởi, xoài, thanh long…

Các thị trường nhập khẩu trái cây chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nga, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Trong thời gian gần đây, giá các loại trái cây của Việt Nam đang ngày càng tăng cao do các nhà trồng vườn trong nước đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ như bưởi da xanh tại thị trường Tiền Giang có giá 15.000 đ/kg; cao gấp 3 lần so với giá bưởi trước đây. Hiện nay, thị trường EU đang có nhu cầu rất lớn đối với loại quả này. Sau bưởi da xanh, xoài và thanh long Tiền Giang và Long An cũng đang rất được quan tâm tại thị trường Nga. Chôm chôm, nhãn và ớt tươi cũng được xuất khẩu nhiều.

Khó khăn cần khắc phục

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng các nhà nhập khẩu nước ngoài đang gặp nhiều hạn chế trong việc mua hàng của Việt Nam, do đó sản lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu còn thấp so với Thái Lan hay Trung Quốc.

Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng lớn trái cây cho xuất khẩu; nhưng hầu như chưa có các công ty thu mua ở địa phương. Do đó, hầu hết việc xuất khẩu đều do các nhà trồng vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nhỏ. Nhiều nhà nhập khẩu phải đến tận vườn thu mua sản phẩm rồi tự tìm hiểu cách thức đóng gói; bảo quản và vận chuyển về nước. Đây chính là hạn chế lớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Khó khăn cần khắc phục

Một số hạn chế

Áp dụng tiêu chuẩn GAP: Khó khăn hàng đầu cho hoa quả Việt Nam thâm nhập các thị trường lớn trên thế giới; trong đó có EU là rào cản chất lượng; và các rào cản này ngày lại càng khắt khe hơn. Rau, quả tươi Việt Nam muốn vào EU phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng GAP (tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt). Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng nhưng cũng khó đạt đối với doanh nghiệp Việt Nam; vì hầu hết doanh nghiệp chế biến trong nước là vừa và nhỏ; trong khi nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển ngang các nước.

Ngoài những khó khăn trong công tác bảo quản; các nhà xuất khẩu hoa quả của Việt nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các loại trái cây đến từ Thái Lan và Trung Quốc. Hiện nay, mặc dù sản phẩm trái cây của Việt Nam rất lớn song nước ta lại nhập khẩu một lượng tương đối lớn trái cây của Thái Lan để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Nhiều người dân có thu nhập cao lại ưa dùng những sản phẩm hoa quả của Thái Lan hơn do chất lượng tốt hơn và đảm bảo hơn của Việt Nam. Thêm vào đó, các sản phẩm hoa quả của Trung Quốc mặc dù chất lượng không cao nhưng giá thành lại rất rẻ; do đó các sản phẩm này được đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp ưa dùng.

Thị trường trái cây trên thế giới

Mỗi năm EU nhập gần 80 triệu tấn hoa quả tươi và trên 60 triệu tấn rau tươi; trong đó nhập từ các nước đang phát triển chiếm tỉ trọng khoảng 40%. Việt Nam hiện xuất sang EU chỉ một số lượng nhỏ trái cây như xoài; dứa, măng cụt, thanh long, sầu riêng, nhãn; chuối…với mức khoảng 33 tấn (năm 2006).

Với những vùng chuyên canh lớn, để phát triển ngành công nghiệp hoa quả đáp ứng các tiêu chuẩn GAP; sản lượng xuất khẩu chắc chắn sẽ tăng. Hiện nay, rất nhiều cánh cửa đang mở rộng đối với những nhà vườn Việt Nam; có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn GAP. Ngày nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn GAP vào việc kiểm tra các loại nông phẩm nhập khẩu vào đất nước mình.

Mặc dù Nga, EU và Hoa Kỳ là những thị trường khó tính; nhưng nếu áp dụng được tiêu chuẩn GAP vào trong canh tác; chắc chắn hoa quả của Việt Nam có thể cất cánh ngang bằng với các loại trái cây của Thái Lan hay Trung Quốc.

Thị trường trái cây trên thế giới

Để trái cây Việt Nam vươn ra thế giới

Hiện nay, Thái Lan đang có những chương trình xúc tiến để đẩy mạnh xuất khẩu sang hai thị trường tiêu dùng hoa quả lớn nhất trên thế giới là Hoa Kỳ và EU. Để cạnh tranh với các sản phẩm của Thái Lan thật không phải đơn giản.

Để trái cây Việt Nam có thể phát triển ra thị trường lớn trên thế giới; Chính phủ cần phải có những sự trợ giúp thiết thực để hình thành nên các hợp tác xã tổ chức chuyên canh; và áp dụng các kỹ thuật trồng trọt hiện đại; các công ty thu mua làm đầu mối giao nhận trái cây; giúp các nhà vườn có thể phát triển xuất khẩu sản phẩm.

Với sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước và các tổ chức quốc tế; cùng với sự đầu tư hợp lý vào canh tác, phát triển sản phẩm; kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang EU nói riêng; và thị trường thế giới nói chung sẽ tăng trong các năm tới; đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu hoa quả của khu vực châu Á.

Qua bài viết trên trang jia hi vọng trái cây Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và vươn ra thị trường thế giới.

Nguồn: binhdiencom

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết