Do ảnh hưởng cũng như diễn biến khá phức tạp của Covid 19; nên việc xuất khẩu nông sản cũng trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Nhiều doanh nghiệp cho rằng đây chính là cơ hội lớn để trở về với thị trường nội địa; nhưng việc không đơn giản nhiều người nghĩa vì việc tiếp cận với thị trường trong nước cũng sẽ gặp rất nhiều rào cản. Cũng như doanh nghiệp Việt Nam gặp những vướng mắc, khó khăn với thị trường quốc tế”. Vậy những rào cản đó là gì hãy cùng JIA theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi này nhé!
Mục lục
Nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn với thị trường nội địa
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Toản, ông chính là Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; tại một cuộc họp với mục đích công bố sự kiện hàng tuần “Made in Vietnam – Tinh hoa Việt Nam” diễn ra vào ngày 15/10 tại thành phố Hà Nội, do đích thân Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn cùng các đơn vị khác phối hợp lại để thực hiện sự kiện này.
“ Hiện nay, khó khăn lớn và trở ngại nhất đó chính là thị trường nội địa chính là một phân khúc thị trường khá mới, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự cải tiến làm mới về mặt quảng bá cũng như về chất lượng, bao bì và cả hương vị của sản phẩm”.
Nhiều người vẫn chưa quen sử dụng với các thực phẩm xuất khẩu
Mặt hàng điển hình đó chính là cá basa; đây là một mặt chủ yếu xuất khẩu quốc tế là chính. Nhưng đối với thị trường nội địa thì sản phẩm cá basa này lại không quá để lại nhiều ấn tượng mặn mà đối với người tiêu dùng. Vì hầu hết người bắt vẫn chưa có thể quen được hương vị của món ăn nay.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc VINA T&T Group, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cũng trăn trở làm sao để đưa hàng Việt Nam có chất lượng đến với người tiêu dùng Việt Nam.
“Tại sao thế gới lại ưa chuộng trái cây Việt Nam trong khi trái cây trong nước lại bị khách hàng thờ ơ. Khi tôi đến một số siêu thị, tôi thấy trái cây nhập khẩu được trưng bày rất đẹp, trong khi đó trái cây trong nước lại trưng bày không mấy đẹp mắt, thậm chí chỉ để cho có” – ông Tùng nói.
Mong muốn người dân có thể tiếp cận với các hàng hóa chất lượng cao
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng; Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương; cho biết cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai từ 2014. Giai đoạn 10 năm trước; cuộc vận động đã giải quyết được vấn đề về “lượng”; khi đưa được lượng lớn sản phẩm Việt Nam vào các hệ thống siêu thị.
Theo bà Nga, hiện nay, mục tiêu của cuộc vận động hướng tới mong muốn người Việt Nam; được sự dụng các hàng hóa chất lượng tốt nhất, để hàng Việt Nam chinh phục được người Việt Nam.
Một số vướng mắc trong xuất khẩu mà nông sản Việt hay gặp phải
Xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế; song nhiều mặt hàng và thị trường vẫn gặp khó khăn.
Đối với các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Nga,…) là các thị trường quan trọng với tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường này lớn; yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng không cao. Tuy nhiên; cũng chính vì hầu hết nông sản của Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào các thị trường này nên người nông dân Việt Nam thường rơi vào tình trạng “được mùa rớt giá”.
Các thị trường cao cấp (EU, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc; Hoa Kỳ,…) là các thị trường chủ lực của Việt Nam trong tiến trình đa dạng hóa thị trường; thúc đẩy xuất khẩu bền vững và thu được giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó; những rào cản kỹ thuật về dư lượng hóa chất, an toàn thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ do các thị trường này đặt ra là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu; của Việt Nam. Một số nông sản như chè; rau quả tươi đã có tỷ lệ hàng bị trả lại cao do vượt ngưỡng tồn dư thuốc BVTV.
Có thể thấy cả trong và ngoài nước đều có nhiều vấn đề; mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để ngành xuất khẩu có thể phát triển tốt hơn. Hãy cùng chuyên mục nông sản Việt Nam cập nhật thêm nhiều thông tin về tình trạng xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam.
Nguồn: tuoitre.vn