Những kỹ thuật chăn nuôi bê cai sữa và bò hậu bị mà bà con cần biết

bò
4 phút, 57 giây để đọc.

7-12 tháng là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê con; do nguồn sữa mẹ đã bị cắt đứt hoàn toàn; do hệ vi sinh vật dạ cỏ chưa phát triển hoàn thiện; nên khả năng sử dụng thức ăn thô xanh của bê con còn hạn chế. Do đó cần có các phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi phù hợp ở từng giai đoạn.

Thời kỳ bê cai sưax có đặc điểm chuyển hướng từ thức ăn là sữa mẹ; sang thức ăn thô xanh và một phần thức ăn tinh. Tốc độ lớn của bê vẫn cao nhưng so với thời kỳ trước thì có giảm hơn.

Các cơ quan nội tạng, bộ máy tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp… tiếp tục phát triển và dần được hoàn thiện. Đặc biệt chức năng sinh dục xuất hiện; nhất là bê đực từ tháng tuổi thứ 7 – 8 trở đi đã xuất hiện khả năng hoạt động sinh dục; thích đi theo con cái thường là những con bò đang động dục.

Tuy vậy, khả năng phối giống còn rất hạn chế vì tế bào sinh dục; và chức năng sinh dục phát triển chưa đầy đủ.

Từ những đặc điểm đó và tùy theo mục đích chăn nuôi bê lấy thịt; hoặc nuôi bê gây giống mà có quy trình, kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại cho thích hợp.

Đối với bê nuôi gây giống: Từ 6 tháng tuổi trở đi phải tách riêng đực, cái, cung cấp đầy đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng.

Chủ yếu là thức căn giàu Vitamin, Protit động vật, thực vật, Đạm, Urê, không cho ăn thức ăn giàu Gluxit.

Phương pháp chăn nuôi bê sau cai sữa 

Giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê vì nguồn sữa mẹ bị cắt hoàn toàn, khả năng tận dụng thức ăn thô xanh của bê còn hạn chế do khu hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn này cần cung cấp cho bê thức ăn đủ về số lượng và chất lượng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của stress và tạo điều kiện cho bê phát triển tốt trong giai đoạn sau.

chăn nuôi bê sau cai sữa 

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn

Trong thời kỳ này bê có thể sử dụng được thức ăn thô xanh, nên tốt nhất là chăn thả trên bãi chăn, đồng cỏ. Việc chăn thả như vậy giúp khai thác tối ưu đồng cỏ và giúp bê có điều kiện tốt để vận động và phát triển cơ thể. Khẩu phần cỏ xanh hàng ngày của bê cần đảm bảo đủ 15 kg/con/ngày (lúc đạt 7 tháng tuổi), 20 kg khi 12 tháng tuổi), lượng thức ăn tinh từ 1 – 2 kg/con/ngày.

Với điều kiện nuôi dưỡng như vậy nếu thấy bê không tăng trọng hoặc tăng trọng chậm, lông xù xì cần tiến hành kiểm tra phân để tìm trứng giun sán. Trường hợp có giun sán, tiến hành tẩy. Nếu không có giun sán thì tăng thêm 0,5 – 1 kg rỉ mật hoặc bột sắn. Trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt bê 15 – 20 tháng tuổi có thể đạt 65 – 70% khối lượng cơ thể gia súc trưởng thành.

Chăm nuôi

Phân đàn: dựa vào độ tuổi, thể trọng, tình hình sức khỏe và tính biệt (phải nuôi tách riêng bê đực và bê cái).

Vận động: Nếu bê nuôi nhốt thì hàng ngày phải cho vận động trong thời gian 4 – 6 giờ. Trong thời gian này kết hợp cho bê ăn cỏ khô và các thức ăn khô khác ngay trên bãi vận động.

Huấn luyện: bê đực làm giống tập cho nhảy giá và phối giống.

Phương pháp chăn nuôi bò hậu bị từ 13 – 24 tháng tuổi

Sau khi cai sữa, chọn những con đực, con cái tốt nhất để làm giống gọi là giai đoạn nuôi hậu bị. Giai đoạn này kéo dài từ lúc đạt 13 tháng tuổi cho đến phối giống có chửa đối với bê cái hoặc bắt đầu đưa vào sử dụng đối với bê đực (lúc đạt 18 – 24 tháng tuổi).

chăn nuôi bò hậu bị

Khẩu phần ăn tiêu chuẩn

Trong giai đoạn nuôi hậu bị nên chăn thả và cho chúng ăn tự do thức ăn thô xanh chất lượng tốt, có bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin… Mặt khác, cũng cần lựa chọn các loại thức ăn có giá trị năng lượng cao đưa vào khẩu phần (ngô, cám 1…), giảm thiểu các loại thức ăn thô xanh kém chất lượng để giữ dạng hình bụng đực giống thon gọn.

Khẩu phần thức ăn hàng ngày của bò trong giai đoạn nuôi hậu bị:

Tháng tuổi Đvt Cỏ tươi Thức ăn tinh hỗn hợp Ghi chú
13 – 18 Kg/con/ngày 20 – 25 1,5

Lượng thức ăn tinh cho ăn 2 lần/ngày

19 – 24 Kg/con/ngày 30 – 35 2,0

Cách chăn nuôi

Giai đoạn này cần nuôi tách riêng bò đực và bò cái.

Cần chú ý đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn để chúng không bị còi cọc, bệnh tật, ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của chúng sau này…

Các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh: thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ; định kỳ tiêm phòng vắc-xin và tẩy uế chuồng trại.

Trường hợp nuôi nhốt tại chuồng, bắt buộc phải cho chúng vận động ngoài trời, mỗi ngày ít nhất hai lần, mỗi lần 2 – 3 giờ, đặc biệt là đối với đực giống hậu bị.

Cách chăn nuôi

Mong rằng với thông tin trong bài, bà con thành công với công cuộc chăn nuôi của mình. Hãy truy cập thêm nhiều bài viết hay khác tại JIA nhé!

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết