
Cá vược là tên gọi chung của nhiều loài cá có chung tên gọi này. Thuật ngữ cá vược dùng để chỉ cả cá nước ngọt và cá biển, cả hai đều thuộc bộ cá lớn hơn Perciformes.Có nhiều điểm tương đồng giữa cá vược và cá rô, trong tiếng Anh cổ, thuật ngữ perch là viết tắt của perch. Nó có giá trị kinh tế cao vì tính chất dinh dưỡng của nó.
Mục lục
Đặc điểm của cá vược nói chung
Trong nhiều loài cá khác, cá này đã được thuần hóa ở nước mặn và nước ngọt. Nó cũng là một loại cá phổ biến để câu cá giải trí hoặc câu cá thể thao, đặc biệt là trong số các loài cá vược đen Bắc Mỹ.
Cá vược là loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, ít dịch bệnh, dễ thích nghi với môi trường sống và có thể nuôi ở cả khu vực ao đầm nước ngọt, mặn hoặc lợ. Trong môi trường tự nhiên, loài này đẻ trứng quanh năm nhưng mùa sinh sản chủ yếu vào tầm tháng 4, tháng 5.
Là loài cá sinh trưởng và phát triển nhanh, cá vược thường đạt bình quân từ 3–5 kg sau 2-3 năm chăm sóc. Không chỉ có ưu điểm vượt trội về tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, nó còn là một trong những loài có giá trị kinh tế cao, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng.
Một số nơi ở Việt Nam đã nuôi thành công cá vược thương phẩm, với số lượng 5.000 con, cỡ 7– 8 cm, sau 9 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân 0,9 kg/con, tỷ lệ sống đạt 71%. Nhiều người đã nuôi cá vược bằng lồng trên đầm phá, đạt hiệu quả kinh tế khá tốt.
Trung bình mỗi kg cá vược nuôi có giá từ 180.000 đến 200.000 đồng. Còn cá vược bắt được trong tự nhiên giá bán cao hơn từ 30 đến 50% so với giá cá nuôi.
Cá vược trắng
Ðặc điểm sinh học
Thân cá hình thoi, dẹt ngang, đầu nhọn, miệng nhỏ, cuống đuôi dài. Màu sắc phần có lưng trên đường bên hơi đậm có màu xám đen; phần dưới đường bên đến gần bụng màu trắng bạc hay màu vàng; phần bụng màu trắng, đường bên dài tới tận giữa cuống đuôi.
Cá vược trắng là loài cá nuôi hiền nhất, tính ăn tạp, thức ăn của chúng là tôm nhỏ, côn trùng, sinh vật phù du, rong, tảo biển v.v nguồn thức ăn đa dạng hơn các loài cá ăn động vật khác. Cỡ cá thường nặng 4,5 kg.
Nhiệt độ sống trong phạm vi 2 – 36oC; nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất 15 – 30oC, có thể nuôi trong ao nước ngọt hoặc ao nước lợ có độ mặn 2 – 3. Cá ưa sống nơi nước trong, pH 6,7 – 8,5, nước quá đậm (giàu dinh dưỡng) sẽ ảnh hưởng đến cường độ ăn mồi của cá.
Áp dụng kỹ thuật nuôi và phòng bệnh
Dựa vào các kỹ thuật với thủy sản theo tuần tự sau:
Mật độ nuôi
– Ương cá giống, cỡ giống 3,5 cm, ương 1,5 – 2 vạn con/667 m2, nước ao sâu 90 cm, có một máy quạt nước.
– Nuôi cá thịt : cỡ giống 10 – 12 cm, thả 3.000 – 3.500 con/667m2, nước ao sâu 90 cm, có 1 máy quạt nước.
Quản lý hằng ngày
Tẩy dọn khử trùng ao trước khi thả cá, dùng vôi hoặc chlorine. Thường nuôi bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi; hàm lượng đạm 42% (đối với cá lúc nhỏ); và 36 – 41% đối với cá lớn. Lượng cho ăn hằng ngày từ 3 – 5% trọng lượng cá, mỗi ngày cho ăn 2 – 3 lần; nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc cho ăn theo bốn định (điểm, giờ, lượng, chất).
Phòng bệnh
Loài cá vược này có sức kháng bệnh khoẻ nhưng vẫn phải chú ý làm tốt công tác phòng bệnh. Mùa Xuân – Hè phòng bằng rắc thuốc lân hữu cơ 0,3 – 0,7 g/m3 hoặc vôi sống 15g/m3; 2 – 3 tuần 1 lần để diệt ký sinh trùng; mùa Thu – Ðông phải dùng thuốc diệt khuẩn, 3 – 4 tuần rắc 1 lần.
Thu hoạch
Trước khi xuất bán 4 – 6 tuần, hoà 15 kg vôi sống rắc đều lên 667 m2 ao sâu 90 cm; 5 – 7 ngày làm 1 lần. Làm như vậy khử được mùi tanh của cá, tăng chất lượng cá bán.
Ở Úc, nuôi cá vược trắng cỡ 5 g/con, mật độ thả 20.000 con/ha; tỷ lệ sống 98%, thời gian nuôi 17 tháng, hệ số thức ăn 2 : 1; thu hoạch sản lượng 10 tấn/ha, giá 7 đô la/1kg. Cá vược trắng được chọn là 1 trong 6 loài nuôi cá có triển vọng sinh lợi; sản lượng cá này ở Úc năm 1998 – 1999 đạt 98.000 tấn, giá trị 441 triệu đôla.
Năm 1996 Công ty Thuỷ sản Xương Thịnh ở Tuyển châu tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc); đã nhập giống cá vược trắng về nuôi ở các điều kiện sinh thái khác nhau; và đã xây dựng thành qui trình nuôi.
Nên nghiên cứu để nhập loài cá vược trắng; góp phần tăng đối tượng nuôi cá có giá trị cao.
Đọc thêm nhiều bài viết hay tại jia.vn.
Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com