Thực hư về việc nuôi lợn rừng bằng cây lá dược liệu

lợn rừng
4 phút, 52 giây để đọc.

Anh Trương Minh Xuân ở tỉnh Bình Định nuôi lợn rừng bằng lá dược liệu đã mở ra hướng đi mới để tăng năng suất, cải thiện sức khỏe vật nuôi và tăng thu nhập đáng kể. 

Lợn rừng là một loài lợn hoang dã đã đang được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Sự phát triển đó xuất phát từ một thực tế là thịt lợn rừng ngon; với lượng mỡ thấp không ngấy và đặc biệt là có hương vị “núi rừng”.

Lợn rừng có da lông màu đen hoặc nâu xám, lông da khô, lông gáy dài và cứng. Điểm phân biệt lợn rừng với lợi nhà là cấu trúc lông của chúng. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm vào nhau như một khóm lúa. Ở lợn đực trưởng thành có 4 răng nanh to, chắc, khỏe. Răng nanh hình tam giác màu trắng ngà. Đầu răng nanh nhọn, cong vểnh nên ở 2 bên mép.

Khi nhu cầu về ăn uống của con người tăng lên, những loại thực phẩm hiếm; như thịt rừng ngày càng được ưa chuộng, đem lại cơ hội kinh tế lớn. Bởi vậy, vài năm trở lại đây, các loại thú rừng được chăn nuôi khá nhiều; để phục vụ nhu cầu của thực khách.

Trong đó, heo rừng (lợn rừng) được rất nhiều người lựa chọn; vì chất thịt ngon đặc trưng. Hôm nay, chúng tôi cùng anh Xuân sẽ giới thiệu với các bạn kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng để lấy thịt và lấy giống sinh sản.

Sự nghiệp chăn nuôi lợn rừng của anh Xuân

Anh Trương Minh Xuân; (45 tuổi, ở thôn Tân Thạnh, xã Ân Tường Tây, H.Hoài Ân, Bình Định) kể: Trước đây anh là nhân viên xét nghiệm ở trạm y tế xã; do muốn thay đổi đời sống kinh tế gia đình nên đã nghỉ việc về nhà làm vườn, nuôi lợn, gà… Những ngày đầu về chăn nuôi khá gian nan; nhất là heo rừng giống mua thì đắt mà nuôi thì cực. Vợ anh lúc ấy đưa anh mấy triệu đồng đi mua heo mà hồi hộp; tiền nhà có bao nhiêu đâu, lỡ mất thì coi như cụt vốn làm ăn. Nhưng anh Xuân vẫn quyết “đánh liều” một phen; chấp nhận được ăn cả ngã về không. Anh khởi đầu với một con heo rừng cái. Năm đó, may mắn lứa heo đầu tiên ra đời được 9 con; vợ chồng anh bán 7, để lại 2 con làm giống rồi gầy đàn dần dần.

Sự nghiệp chăn nuôi lợn rừng

Hiện tại, sau 11 năm nuôi và mua bán heo rừng, anh Xuân có 65 con heo lớn nhỏ. Anh cho biết: “Nuôi heo rừng phải kỹ hơn cả nuôi heo nhà. Kiểu nuôi thả rông trên đồi tôi cũng đã thử nhưng không thấy hiệu quả lắm. Đó là chưa nói nó đi lang thang bị bắt trộm. Đặc điểm loại heo này khi nuôi trong nhà là hay bị viêm phổi và đường ruột vì nó có nguồn gốc hoang dã. Trong đời sống tự nhiên, chúng sẽ tự biết tìm cây lá thuốc mà ăn, trong khi mình nuôi thì không có. Vậy là tôi xây dựng một chế độ ăn riêng, đặc biệt có cho ăn cây lá dược liệu để chúng khỏe mạnh, ít bệnh vặt”.

Thức ăn cho lợn rừng

Những cây lá dược liệu mà anh Xuân nói đến được trồng trong vườn nhà như: cây chè đại (bổ sung đạm), cây hồng ngọc (tốt cho đường ruột, tiêu hóa), cây khổ sâm (lấy lá chữa bệnh phổi, đường ruột, con người cũng có thể ăn được cây này). Bằng phương pháp nuôi tiến bộ này, bầy heo của anh Xuân ít khi làm khổ người nuôi, cũng ít phải chích thuốc như các hộ nuôi khác.

thức ăn nuôi lợn rừng

Ngoài dược liệu, anh Xuân còn thiết kế chuồng lót đệm sinh học giúp heo luôn có chỗ nằm thông thoáng, không bốc mùi phân heo gây ô nhiễm môi trường. Bằng phương pháp nuôi heo rừng này, mỗi năm, gia đình anh Xuân thu được khoảng 100 triệu đồng ở quy mô nhỏ. Cách thức này còn được áp dụng cho đàn heo nhà để tạo thêm thu nhập. Anh cho biết, nếu gầy đàn nhiều hơn sẽ có thêm tiền lời nhưng hai vợ chồng tạm thời ổn định ở đó để đầu tư về chất lượng con giống.

Nguồn thu nhập khác của nhà anh Xuân

Bên cạnh việc nuôi lợn rừng, anh Xuân còn gia tăng thu nhập cho gia đình; bằng cách nuôi thêm bầy gà, cũng áp dụng đệm lót sinh học. Đệm lót này được rải đều trên nền chuồng; bao gồm trấu, mùn cưa và men vi sinh tạo nền sinh học. Chuồng gà với hơn 1.000 con, xuất chuồng 4 tháng một lần. Thức ăn của đàn gà nhà anh Xuân cũng khá khác biệt; gồm cám và bắp ủ men sinh học để hỗ trợ tiêu hóa.

nuôi lợn rừng

Kết quả, mỗi lứa gà xuất chuồng, anh lời từ 25 – 30 triệu đồng. Mỗi năm, thu nhập từ nuôi gà hơn 100 triệu đồng. Ngoài gà, heo rừng, anh Xuân còn trồng thêm 4 ha rừng keo; thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm. Như vậy, bằng hình thức vườn – ruộng – rừng; gia đình anh Xuân thu lãi ròng mỗi năm hơn 300 triệu đồng. Với một hộ dân ở vùng quê nghèo thì con số này là rất đáng kể; gia đình anh Xuân nhờ vậy được chứng nhận là nông dân giỏi cấp tỉnh.

Mong rằng với thông tin trong bài, bà con thành công với công cuộc chăn nuôi của mình. Hãy truy cập thêm nhiều bài viết hay khác tại JIA nhé!

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết