Biện pháp chống rét cho đàn cá vào mùa đông mà nhà nông cần biết

Biện pháp chống rét cho đàn cá vào mùa đông mà nhà nông cần biết
4 phút, 25 giây để đọc.

Nuôi cá vụ đông gặp nhiều khó khăn do thời tiết này thời tiết biến động lớn; sức đề kháng của cá giảm nên cá dễ bị dịch bệnh. Đặc biệt là những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nếu không phòng chống kịp thời hiệu quả, những đàn cá chịu rét có thể bị chết hàng loạt.

Biện pháp nuôi thủy sản qua đông

Sự chênh lệch nhiệt độ nước ngày đêm lớn, môi trường nước thay đổi ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ sống và cá hay bị một số bệnh như đốm đỏ, nấm thủy mi…

Biện pháp chống rét cho đàn cá vào mùa đông mà nhà nông cần biết

Đối với thủy sản nuôi chưa đạt cỡ thương phẩm, đàn cá bố mẹ, cá giống nuôi lưu qua đông cần tăng cường chống rét, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh và thời tiết xấu. Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu trên 1,5 – 2m.

Làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng nylon sáng màu hoặc làm giàn cây leo trên mặt ao, như làm giàn bí, giàn bầu…, thả bèo 1/3 – 2/3 diện tích mặt ao để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho ao nuôi.

Biện pháp chống rét cho đàn cá vào mùa đông mà nhà nông cần biết

Đặc biệt phải cho cá ăn đầy đủ, sử dụng thức ăn có chất lượng cao, khẩu phần ăn phù hợp, bổ sung vitamin C để tăng cường đề kháng. Khi nhiệt độ nước ao nuôi ≤12oC thì ngừng cho ăn. Định kỳ bón vôi, liều lượng 1,5 – 2 kg/100m3 (2 lần/tháng) xuống ao để ổn định môi trường ao nuôi và diệt nầm bệnh.

Khi rét đậm, rét hại tuyệt đối không kéo lưới kiểm tra thủy sản nuôi, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị xây xát nhằm hạn chế các bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm thủy mi, trùng quả dưa, trùng bánh xe và ký sinh trùng…

Lưu giữ nhiệt độ cho ao nuôi

Giữ nhiệt cho ao nuôi trong những ngày rét đậm: Có rất nhiều phương pháp để giữ nhiệt cho ao nuôi cá tuỳ qui mô; theo kỹ thuật thủy sản và điều kiện kinh tế của người chăn nuôi để áp dụng cho phù hợp như:

– Làm mái che bằng nilon trắng trong dày; bưng kín trên khung bằng tre hay kim loại thiết kế theo hình mái nhà trên bề mặt ao; cần để khoảng thoáng từ mặt ao đến đỉnh mái che khoảng >2m.

Biện pháp chống rét cho đàn cá vào mùa đông mà nhà nông cần biết

Biện pháp này chi phí cao nhưng chống rét rất hiệu quả, vừa tránh gió; vừa tạo ra hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trong ao cao hơn bên ngoài mái che 3-4oC.

– Dùng ống dẫn khí nóng hay nước nóng qua ao vài lượt; tuỳ theo đường kính ống dẫn khí và diện tích ao lớn hay nhỏ. Nhiệt lượng từ khí nóng hay nước nóng truyền từ ống dẫn vào nước; sẽ làm cho nước trong ao ấm lên.

Những biện pháp trên thường đòi hỏi đầu tư lớn tốn kém; chỉ áp dụng đối với diện tích nhỏ và đối với những đối tượng cá giống có giá trị cao; khả năng chịu rét kém.

Trong điều kiện chi phí thấp

Trong điều kiện nuôi cá ở nông hộ, biện pháp chống rét cho cá chi phí thấp; là khi thiết kế ao bờ phía Bắc cao hơn mặt nước khoảng trên 1m để chắn gió bắc thổi về giữ ấm cho ao; những ngày rét hại giữ cá giống trong các ao có độ sâu 3m; hoặc tạo các hố nước sâu 3m trong ao bằng khoảng 20% diện tích ao.

Nhiều thí nghiệm cho biết; dưới độ sâu 3m nhiệt độ nước đảm bảo ổn định khoảng 15oC ngay cả khi trên mặt nước lạnh tới 1-2oC. Cũng có thể phủ bèo lục bình 50-70% diện tích mặt nước; có tác dụng giữ ấm cho ao trong mùa đông giá rét.

Biện pháp chống rét cho đàn cá vào mùa đông mà nhà nông cần biết

Cho cá giống ăn đầy đủ trong những ngày trời ấm; đảm bảo đủ tỷ lệ thức ăn tinh giúp cá béo, khoẻ mạnh; tăng khả năng chống rét.

Nhiều hộ nông dân nuôi cá giống ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái kết hợp với vôi bột; chống rét hiệu quả cho cá giống, cách làm như sau:

Vôi bột với lượng 3kg hòa 10 lít nước té đều cho 100m2 ao; vào lúc 13-15 giờ chiều hôm trước, ngày hôm sau trộn 5ml Vườn sinh thái với 5- 6kg cám nổi; 2 ngày cho ăn 1 lần đối với cá giống kích thước lớn. Hòa 5ml Vườn sinh thái với 5 lít nước sạch; té đều cho 100m2 mặt nước 10-15 ngày/lần cho cá giống nhỏ.

Biện pháp chống rét cho đàn cá vào mùa đông mà nhà nông cần biết

Sản phẩm Vườn sinh thái có nhiều nguyên tố vi lượng; và vi sinh vật hữu ích có tác dụng khử độc tố trong ao, làm trong nước; tăng lượng oxy trong nước, tăng vi sinh vật hữu ích là nguồn thức ăn đáng kể cho cá giống; nên cá khỏe mạnh chống rét tốt.

Xem thêm nhiều phương pháp bảo vệ và chăm sóc thủy sản tại JIA.

Nguồn: vuonsinhthaitrungviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết