Cây chanh là một trong những loại cây ăn quả truyền thống của người dân Việt Nam. Nó là một loại gia vị thiết yếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Tạo ra hương thơm mát và những quả trong xinh mọng nước. Thì khâu chăm sóc cây, phòng trị sâu bệnh là quan trọng nhất. Một trong những sâu bệnh thường gặp đó là Nhện đỏ hại cây chanh. Bài viết này JIA sẽ giúp bà con nhận biết được nhện đỏ và cách phòng trị nó.
Mục lục
Nhện đỏ thuộc họ Tetranychidae
Nhóm nhện gây hại thường có kích thước rất nhỏ, không giống với các loài nhện thiên địch. Nhện có vòng đời rất ngắn, khả năng sinh sản cao, tạo nhiều thế hệ trong một năm, vì thế dễ bộc phát thành dịch trong một thời gian ngắn.
Trưởng thành nhện đỏ tròn, dài khoảng 0,35mm, màu đỏ sậm. Nhện đỏ tấn công trên lá và trái chích cạp và hút nhựa lá và trái. Trên lá, nhện bám ở mặt dưới lá, vết cạp và hút tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, sau đó lá bị khô và rụng. Nhện đỏ tấn công cả trên cành non, làm cành khô và chết. Trên trái, nhện đỏ sống tập trung ở phần cuống trái, đít trái và trong các phần lõm của trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì và làm vở tuyến tinh dầu trên vỏ trái, sau đó vỏ trái bị biến màu, tạo những đốm nhám sần sùi trên vỏ trái (nông dân còn gọi là da cám).
Đặc điểm sinh trưởng của loài nhện đỏ
Nhện trưởng thành có thân hình bầu dục tròn, trên cơ thể có nhiều lông cứng mọc từ các u lồi rõ ràng, cơ thể nhện trưởng thành có màu đỏ sẩm, kích thước rất nhỏ khoảng 0,35mm, nên rất khó quan sát bằng mắt thường, nhưng có thể quan sát dễ dàng qua kính lúp.
Trứng nhện đỏ rất nhỏ, hình cầu, màu đỏ, phía trên có một cái cuống. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái. Ấu trùng mới nở có màu trắng vàng và chuyển dần sang màu nâu đỏ khi trưởng thành.
Trưởng thành nhện đỏ tròn, dài khoảng 0,35mm, màu đỏ sậm. Nhện đỏ tấn công trên lá và trái chích cạp và hút nhựa lá và trái.
Biểu hiện của nhện đỏ khi hại cây chanh
Loài này gây hại trên lá và quả. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô.
Trên lá: Khi bị gây hại sẽ có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, biến dạng. Sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.
Trên trái: Nhện thường sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám. Ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.
Các biện pháp phòng trị nhện đỏ hại đến cây chanh
Để xử lý nhện đỏ hại cây chanh bà con chủ động phun bằng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid. Amino acid giúp lá dày, tăng quang hợp. Nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh. Bà con phun liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra lộc non xịt thuốc 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ.
Khi cây cho trái cũng nên xịt thuốc 3 lần: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.
Cắt tỉa tạo thông thoáng cho vườn cây.
Mùa nắng, tưới nước đầy đủ để làm tăng ẩm độ vườn cây.
Điều kiện tự nhiên, nhóm nhện gây hại cũng bị nhiều loại thiên địch tấn công. Có nhiều nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae làm giảm mật số nhện hại.
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhằm có hướng giải quyết kịp thời. Cùng tìm hiểu nhiều phương pháp trồng trọt khác tại website JIA nhé.
Nguồn: sinhhocvietnam.vn