Phương pháp nuôi sò huyết mang lại nguồn lợi khủng cho người nuôi

7 phút, 41 giây để đọc.

Sò huyết (Anadara granosa) là loài nhuyễn thể 2 mảnh, có giá trị dinh dưỡng cao.Tại Việt Nam, mô hình nuôi sò huyết được nhiều người áp dụng do có nguồn thức ăn tự nhiên, vốn đầu tư ít và dễ quản lý, giúp mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi.

Đặc điểm sinh học

Vỏ dày chắc, có dạng hình trứng; cá thể lớn có vỏ dài 60 mm, cao 50 mm, rộng 49 mm. Mặt ngoài của vỏ gờ phóng xạ rất phát triển; có khoảng 18-21 gờ. Trên mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ nhật; đối với những cá thể già ở xung quanh mép vỏ những hạt này không rõ lắm. Bản lề hình thoi, rộng, màu nâu đen; có nhiều đường đồng tâm hình thoi. Mặt trong của vỏ có màu trắng sứ; mép vọ có nhiều mương sâu tương ứng với đường phóng xạ của mặt ngoài. Mặt khớp thẳng, có nhiều răng nhỏ; vết cơ khép vỏ sau lớn hình tứ giác; vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn hình tam giác.

Phân bố

Sò huyết (Anadara) phân bố ở các bãi bùn mềm, ít sóng gió và nước lưu thông. Các bãi sò thường gần các cửa sông có dòng nước ngọt đổ vào, nồng độ muối tương đối thấp. Sò nhỏ sống trên mặt bùn, sò lớn vùi sâu trong bùn khoảng 1 – 3cm. Chúng dùng mép vỏ và màng áo ngoài thải nước làm thành lỡ ở mặt bùn để hô hấp và bắt mồi.

Sò không vùi sâu nên yêu cầu về chất đáy chỉ cần khoảng 15cm bùn mềm nhưng tốt nhất là nền đáy là bùn pha một ít cát mịn. Sò có thể sống ở vùng triều (littoral) và vùng dưới triều (sublittoral) đến độ sâu vài mét. Nơi thích hợp nhất cho sò là tuyến triều thấp.

Sò có khả năng thích nghi với phạm vị biến đổi nồng độ muối rộng từ 10 – 35‰ (tỉ trọng 1.007 – 1.017), khoảng thích hợp là từ 15 – 30‰. Khi nồng độ muối giảm thấp dưới 10‰, nhất là trong mùa mưa lũ, sò sẽ vùi sâu xuống bùn. Nếu trong một thời gian ngắn nồng độ muối trở lại thích hợp thì sò chui lên và tiếp tục sống bình thường, nếu tình trạng nồng độ muối thấp kéo dài có thể làm sò chết. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20-30 độ C.

Thiết kế mô hình nuôi sò huyết

Khi nuôi sò trong các đầm phải xây dựng một số hạng mục công trình như sau: Bãi nuôi nên có thiết kế hình chữ nhật và xây dựng kèm theo các công trình. Bờ ao xung quanh bãi phải đắp chắc chắn, mặt bờ rộng khoảng 2 – 2,5 m, đáy bờ 3 – 3,5 m, chiều cao của bờ 1,2 – 1,5 m. Xây dựng thêm mương bao xung quanh phía trong bờ ao. Diện tích mương bằng 15 – 20% diện tích bãi nuôi. Thủy triều trước khi vào bãi qua mương được lọc lại bùn, cát và các tạp vật khác làm cho nước vào bãi trong sạch. Mương ngoài tác dụng là rào chắn không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi còn có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ trên bãi nuôi.

Phía trước bãi nuôi và đối diện với cửa cống cấp nước xây một bờ ngăn cao khoảng 0,6 m, bề mặt 0,6 m, cách bãi nuôi chừng 1,5 m và cách cửa cống 1,5 m, mục đích làm phân tán dòng chảy, giảm lưu tốc chảy của nước từ cống cấp vào bãi để đảm bảo cho bãi nuôi không bị xói mòn.

Chuẩn bị ao nuôi

Sau khi cải tạo, sên vét ao nuôi, mương bao, tiến hành lấy nước vào ao nuôi thông qua túi lọc để hạn chế trứng các sinh vật gây hại sò huyết xâm nhập vào ao nuôi. Nên theo dõi chất lượng nước ngoài kênh rạch trước khi cấp để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sò huyết phát triển.

Tiến hành gây màu cho ao nuôi tạo nguồn thức ăn tự nhiên (tảo) giai đoạn đầu, sau 2 – 3 ngày tiến hành diệt tạp, diệt khuẩn cho sò khi mới thả giống. Một số hóa chất thông thường có thể sử dụng để diệt tạp như dây thuốc cá (10 – 15 kg/1.000 m3), Saponin (10 – 15 kg/1.000 m3); gây màu dùng phân vô cơ DAP, Ure (3 – 5 kg/1.000 m3) nhằm tạo môi trường tốt cho thủy sản nuôi phát triển. Kiểm tra môi trường ao nuôi (pH, độ mặn, độ, độ kiềm, độ trong…) trước khi thả nhằm đối chiếu các thông số môi trường trong ao nuôi với giới hạn cho phép xem có nằm trong ngưỡng thích hợp hay không để kịp thời điều chỉnh.

Chọn giống sò huyết

Sò huyết giống hiện nay chủ yếu là lấy từ giống tự nhiên, cho nên trước khi tiến hành lấy giống cần phải điều tra, dự báo diện tích bãi giống, trữ lượng giống để có thể chủ động trong sản xuất. Xác định diện tích qua điều tra vùng phân bố của sò giống và xác định trữ lượng giống bằng cách lấy mẫu sinh lượng, dựa trên diện tích bãi giống và sinh lượng để tính ra trữ lượng giống.Thời điểm lấy giống nên tiến hành khi phát hiện giống khoảng 10 – 15 ngày (giống cỡ 25.000 – 30.000 con/kg). Sò tốt thường có màu sắc trắng hồng không lẫn tạp vật và các sinh vật hại sò.

Quá trình vận chuyển giống

Sau khi lấy giống, có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm. Trong quá trình vận chuyển, tránh để sò huyết tiếp xúc với nước ngọt đặc biệt là nước mưa. Thời gian vận chuyển con giống không quá 6 giờ. Sò huyết giống được dựng trong cập đệm hoặc bao bố, để nơi thoáng mát, vận chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền, thường xuyên tưới nước biển lên các bao đựng để sò huyết giống dễ hô hấp. Ở nhiệt độ thấp thì thời gian cho phép để vận chuyển lâu hơn và tỷ lệ sống cao hơn. Thời điểm thả giống có thể vào buổi sáng hoặc buổi chiều, trời mát, không mưa bão.

Mật độ thả giống

Trung bình nên thả sò với số lượng như sau: Cỡ 400 con/kg thả mật độ 850 – 900 con/1.000 m2, cỡ dưới 400 – 350 con/kg thả mật độ 950 – 1.000 con/1.000 m2, cỡ dưới 350 – 300 con/kg thả 950 – 1.000 con/1.000 m2, cỡ dưới 300 – 250 con/kg thì thả 1.000 con/1.100 m2.

Ngoài những thông tin về phương pháp nuôi sò huyết hiệu quả , còn có rất nhiều các bài viết liên quan đến phương pháp chăm sóc thuỷ sản cho các bạn tham khảo.

Chăm sóc và quản lý mô hình

Sau khi đã thả nuôi phải thường xuyên có người quản lý, kịp thời tu sửa đê bao của đầm nuôi; tránh bị rò nước ra ngoài; chú ý điều tiết lượng nước trong đầm. Cứ 15 ngày tháo nước một lần; kiểm tra sự sinh trưởng và điều kiện sống của sò; làm sạch đầm, loại bỏ sinh vật gây hại. Tiêu diệt các loài Muschlus senhousei và rong bún Enteromorpha spp… Nếu phát hiện mật độ sò quá cao; sò sinh trưởng chậm; thì chuyển bớt một bộ phận tới nuôi ở đầm khác.

Khi nuôi sò huyết kết hợp; cần san thưa định kỳ 2 – 3 tháng/lần;để tạo môi trường cho sò huyết sinh trưởng và phát triển tốt. Trong quá trình nuôi, hạn chế việc sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, vào những ngày mưa lớn kéo dài; nên bón vôi CaCO3 liều lượng 10 – 15 kg/1.000 m3. Kiểm tra các yếu tố môi trường ngoài kênh cấp trước khi cấp và thay nước để ổn định chất lượng nước ao nuôi. Định kỳ kiểm tra mức tăng trưởng của sò huyết; các đối tượng nuôi trong ao và các yếu tố môi trường pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong… để có hướng xử lý kịp thời.

Thu hoạch 

Cỡ sò huyết giống thả 500 – 800 con/kg; sau thời gian 7 – 8 tháng nuôi sẽ cho thu hoạch; sò đạt cỡ thương phẩm 60 – 70 con/kg; Cỡ sò huyết giống thả 1.000 – 1.200 con/kg thời gian nuôi 12 – 18 tháng thu hoạch, sò đạt 60 – 70 con/kg.

Thông thường người dân áp dụng hai hình thức thu hoạch là thu tỉa và thu dứt điểm, áp dụng phương pháp thủ công khi thu hoạch sò huyết nuôi, rút nước trong ao còn khoảng 1/3, sau đó mò bắt.Hi vọng rằng bài viết tại JIA đã giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Phương Pháp Trồng Trọt

dâu tây

Top 7 cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả, năng suất cao

Cây trồng ngắn ngày là cây chỉ sinh trưởng từ một đến hai năm là hoàn thành vòng đời. Cây …
Xem Chi Tiết
ra hoa đậu quả

Giải pháp giúp tăng tỷ lệ ra hoa đậu quả cho cây trồng

Công nghệ xử lý ra hoa giúp ra hoa tập trung, nâng cao tỷ lệ thụ phấn, đậu trái. Ngăn …
Xem Chi Tiết
xoài

Hướng dẫn cách chăm sóc cây xoài trước khi thu hoạch

Để chăm sóc xoài cho thu hoạch đạt chất lượng cao; mẫu mã đẹp và hạn chế tối đa tỷ …
Xem Chi Tiết
ổi

Mô hình trồng ổi VietGap đem lại nguồn doanh thu cao cho người dân

Từ khi HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ được thành lập; 20 hộ dân ở  xã Liên Mạc (Thanh Hà, …
Xem Chi Tiết
nấm rơm

Bí quyết trồng nấm rơm trong nhà mang lại hiệu quả cao

Nghề trồng nấm rơm đã có từ rất lâu, nghề phù hợp với điều kiện hầu hết các hộ nông …
Xem Chi Tiết
quýt

Thu vài tỉ đồng nhờ phương pháp trồng quýt bằng nước cốt cá tươi

Một trong những bí quyết trồng quýt “lạ mà hay” của anh nông dân Nguyễn Khánh Nam (46 tuổi), ngụ …
Xem Chi Tiết

Nuôi Thủy Sản

Bệnh phát sáng

Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí

Bệnh phát sáng xảy ra quanh năm ở các loài tôm hùm, hổ khổng lồ, tôm thẻ, hổ khổng lồ… …
Xem Chi Tiết
Tôm càng xanh

Một số bệnh ở tôm càng xanh và cách phòng ngừa

Để có được nguồn tôm càng xanh giống đảm bảo chất lượng và số lượng, bạn cần làm tốt công …
Xem Chi Tiết
Dấu hiệu của bệnh đóng rong

Phương pháp phòng và trị bệnh đóng rong ở tôm sú

Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở vùng nước lợ Đồng bằng sông …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết về phương pháp nuôi ốc hương thương phẩm

Ốc hương là một loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, rất được ưa chuộng ở trong nước …
Xem Chi Tiết

Phương pháp nuôi và gây giống cá thát lát giúp cá tăng trưởng tốt

Cá thát lát có chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn phục vụ nhu cầu tiêu …
Xem Chi Tiết

Tìm hiểu phương thức nuôi cá chép giòn thương phẩm “chuẩn” nhất

Cá chép giòn ( Cyprinus carpio ) thực chất là cá chép mà chúng ta vẫn thường ăn. Sự khác …
Xem Chi Tiết

Kỹ Thuật Chăn Nuôi

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi trong chăn nuôi gia cầm

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh ở vật nuôi, ứng dụng các loại cây cỏ thiên nhiên có …
Xem Chi Tiết
[Bật mí] Vỏ cây liễu - Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

[Bật mí] Vỏ cây liễu – Bài thuốc mới trong chăm sóc gia cầm

Vỏ cây liễu từ lâu đã là một dược phẩm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ở người, tuy nhiên, …
Xem Chi Tiết
Bồ công anh - Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh – Bí quyết chăn nuôi gia cầm hiệu quả và cho năng suất cao

Bồ công anh là một loài hoa dại được yêu thích ở Việt Nam bởi vẻ ngoài dịu dàng, thanh …
Xem Chi Tiết
Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Công dụng khi sử dụng cao atiso cho gia cầm bạn nên biết

Vật nuôi sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên …
Xem Chi Tiết
Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Một số biện pháp chăm sóc gia cầm vào mùa đông hiệu quả nhất

Bước vào lạnh, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho dịch bệnh bùng phát và lây …
Xem Chi Tiết
5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

5 Phương pháp chăn nuôi gia cầm, gia súc vào thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho …
Xem Chi Tiết